Giới thiệu về giao thông vận tải TP Quảng Châu.


Đây là 1 trong 2 chuyên mục do Ban Biên tập (BBT) trang web chúng tôi, mở ra bắt đầu từ ngày 1/1/2016, nhằm ngày càng phong phú hoá trang web của Hiêp hội VTHKLT & DL TP.HCM khi bước vào sinh nhật thứ 3 (Ra mắt lần đầu tiên vào ngày 1/1//2014) và với mục đich cung cấp những thông tin bổ ích cho đối tượng ngành Vận Tải Hành  Khách LT và DL vốn là một ngành đưa khách đi đến mọi vùng miền của đất nước, kể cả quốc tế để biết và có dịp thưởng lãm!

Dự kiến bước đầu chúng tôi chỉ đưa tin mỗi tháng một bài viết,  sau đó nếu các hội viện và DN – HTX trong khối hoặc các bạn đọc thấy thú vị  tham gia cung cấp thêm tư liệu  hoặc bài viết thì chúng tôi sẽ nâng cấp lên mỗi nửa tháng một bài và phấn đấu dạt chỉ tiêu mội tuần một bài viết để cung cấp cho bạn đọc!

Bài viết về GTVT đầu tiên, chúng tôi chọn lựa ngành GTVT ở nước ngoài và thuộc vùng Đông Nam Á – Châu Á, có điều kiện tương tự với Việt Nam ta; rồi sau đó lần lượt giới thiệu đến các châu lục khác như châu Âu-Châu Mỹ và cuối cùng mới quay trở lại Việt Nam, để kịp cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhằm có thể vận dụng vào điều kiện thực tiễn Việt Nam, nhanh chóng khắc phục tệ trạng GTVT yếu kém  đang xảy ra trong nước ta, đặc biệt là ở những thành phố đô thi lớn như Sài Gòn và Hà Nội!

Nội dung bài viết mà chúng tôi giới thiệu đến các bạn thực ra chỉ ở  dạng “du ký” tức là ghi lại từ những điều mắt thấy, tai nghe của những ACE có dịp đi ra nước ngoài  du lịch hay công tác nhưng lại nặng lòng với ngành GTVT trong nước!

Giới thiệu  về GTVT TP Quảng Châu.

1)    Giới thiệu một chút về TP Quảng Châu-Trung Quốc

Quảng Châu là địa điểm chúng tôi dừng chân đầu tiên của cuộc hành trình. Đây là thủ phủ của  tỉnh Quảng Đông và là thành phố lớn nhất miền  Nam -Trung Quốc, với diện tích 7.434 km2 (tức rộng gấp 3,5 lần TP.HCM) và dân số hơn 10 triệu người (nhỉnh hơn TP.HCM một chút) và là trung tâm vận chuyển của khu vực Nam Trung Quốc và Đông Á.

Nếu xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, thì đây là tỉnh lận cận và có nhiều mối quan hệ với Việt Nam ta, từ lịch sử cách mạng, đến ẩm thực, kinh tế và cả một số phong tục tập quán …

2)    Kinh nghiệm hạn chế xe cá nhân ở Quảng Châu

Về nghề nghiệp, thì trước khi tổ chức BRT, tuy thành phố này có hệ thống xe buýt khá hòan chỉnh, với gần 500 tuyến đường và gần 10.000 xe buýt lớn nhỏ, cộng với 5 tuyến metro; thế nhưng Quảng Châu cũng bị vấn nạn kẹt xe, do số lượng xe 2 bánh nhiều (hơn 400.000 xe vào đầu năm 1997, nhưng cũng đâu có ý nghĩa gì với Tp.HCM đến 4,5 triệu xe gắn máy! vào năm 2016 đạt 7,5 triệu xe gắn máy!). Do đó, chính quyền thành phố đã có một quá trình điều tiết Cầu đi lại trong vòng 16 năm liên tục, một chánh sách được đánh giá là một chính sách có:“lộ trình dài và kết quả lớn”!

Khởi đầu là hạn chế thời gian (từ 7giờ sáng đến19g tối) và phạm vi lưu thông của xe gắn máy(xe không có biển số ở Quảng Châu không đượcc lưu thông ở Quảng Châu-năm 1991); tiếp theo là cấm xe gắn máy họat động trong một số khu vực và vào thời gian nhất định(năm 1995); và sau đó tiến tới ban hành lệnh tiêu hủy xe gắn máy không đạt chuẩn về môi trường (xe có niên hạn trên 15 năm,năm 2002); cuối cùng là đến 1/1/năm 2007 cấm hoàn toàn xe gắn máy lưu thông trên phạm vi thành phố.

3)    BRT Quảng Châu,

Song song với hạn chế xe gắn máy cá nhân, họ vẫn đầu tư phát triển hệ thống VTHKCC của họ một cách liên tục, cho đến nay họ đã có cả xe điện ngầm và BRT, nhưng nổi bật nhất là hệ thống BRT họ mới đưa vào hoạt động từ năm 2010 cho đến nay và đã được Viện phát triển giao thông quốc tế trao giải thưởng“Phát triển giao thông bền vững năm 2011” nhờ thiết kế ưu việt, ít thải khí độc và hiệu quả vận hành cao.

Sau 5 năm nghiên cứu thiết kế và xây dựng bỡi Viện nghiên cứu thiết kế Quảng Châu và Viện chính sách phát triển giao thông (Institute for Transportation and Development Policy- ITDP) và chỉ mới đưa vào hoạt động từ tháng 2/2010 nhưng hệ thống này đã cải thiện tình hình VTHKCC ở thành phố Quảng Châu và thay đổi quan niệm BRT ở Trung Quốc, đồng thời lập một kỉ lục về BRT không những ở Trung Quốc mà còn cả trên phạm vi thế giới.

Cho đến nay BRT Quảng châu đã ghi một số kỉ lục:

– Mỗi ngày có khoảng 800.000 HK sử dụng BRT Quảng Châu, nhiều hơn cả số khách của bất cứ tuyến Metro đang hoạt động ở Quảng Châu, gấp 4 lần tuyến BRT ở Xiamen-Trung Quốc, chỉ xếp sau tuyến BRT ở Bogota-Colombia.

Tại một điểm trạm ga (Gangding BRT station) đã có 55.000HK lên xe buýt, một kỉ lục thế giới. Ở ga trung chuyển khách lớn, có trạm dừng được bố trí dài đến 260m (bao gồm cả cầu đi bộ), dài nhất thế giới.

– Là hệ thống BRT đầu tiên ở Trung Quốc có cả khu dành riêng cho xe đạp kết nối, có các trạm dừng kết nối với các buiding (thương mại, công sở và được những nơi này đề nghị bỏ tiền ra xây dựng), nhà ga đư ợc xây dựng theo yêu cầu của số lượng hành khách đi lại, là tuyến BRT có hơn một nhà khai thác.

– Là hệ thống BRT đầu tiên trên thế giới, có nối kết với hệ thống Metro qua đường hầm, có khố lượng xe BRT 350xe/giờ/hướng, có nghĩa là chỉ có 10 giây có một chuyến xe buýt đi qua.

– Là một mô hình BRT tổ chức hoạt động theo hành lang (corridor) lưu thông, nên chỉ trên một hành lang đã có đến 31 tuyến BRT đi qua, trong đó nổi bật nhất là lượng hành khách đi từ phía ngoài hành lang chiếm đến 53%!

– Chi phí xây dựng 5 triệu USD/km,chưa kể chi phí mua sắm xe buýt & nhà khai thác thuộc 3 tập đoàn,tất cả các công ty đều có đại diện ở trung tâm kiểm soát BRT.

– Thời gian đi lại của hành khách giảm đến mức 40%, tốc độ vận doanh xe BRT cao hơn xe buýt đến 30%, tiết kiệm 6, 63 phút/chuyến.

– Điểm nổi bật cuối cùng của hệ thống BRT Quảng Châu là kết hợp BRT với hệ thống xe đạp công cộng(Public Bicycle hoặc còn gọi là Bike sharing, nhằm giải quyết kết nối những dặm cuối cùng, từ nhà đến trạm ,bến xe buýt).Chính vì thế nên giá cho thuê xe đạp rất rẻ:1 giờ đầu không phải trả tiền,1-2 giờ thêm chỉ mất 2 RMB, 2-3 giờ thêm chỉ mất 2 RMB và hơn 3 giờ chỉ mất 3RMB và ơ Quảng Châu theo số liệu thống kê 99% các chuyến đi dưới 1giờ, điều đó cũng có nghĩa là đi xe đạp không phải mất tiền!

4) Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức và quản lý hệ thống VTHKCC ở Quảng Châu:

– Hạn chế phương tiện xe 2 bánh cá nhân như thành phố Quảng Châu là một bài học kinh nghiệm về sự kiên trì,cũng như áp dụng một số giải pháp đồng bộ,là mô hình có thể vận dụng cho những thành phố nhiều xe gắn máy như thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta.

-Sử dụng phương thức BRT là áp dụng giải pháp:
“Khả năng vận chuyển như Metro nhưng chỉ sử dụng xe buýt”; đây chính là cơ hội mới cho những thành phố đang phát triển ở Châu Á.Ở Quảng Châu họ không sử dụng vốn ODA, mà tất cả đều do ngân sách thành phố đầu tư, trên cơ sở hỗ trợ kĩ thuật của Viện ITDP.

– Bên cạnh việc đưa hệ thống BRT vào hoạt động, điểm mới nổi bật của hệ thống BRT Quảng Châu là sự nối kết BRT với hệ thống xe đạp: giai đoạn 1, từ 22/6/2010, đã đưa vào sử dụng 18 trạm,với 1.000 xe đạp và giai đoạn 2,từ 2/8/2010, hệ thống có  thêm 113 trạm và 5.000 xe đạp được đưa vào sử dụng và chúng tôi trong dịp công tác này đã được các bạn Quảng Châu cho đi thực hành loại phương tiện đầy tính môi trường này!

– Hệ thống vé liên thông là nguyên tắc tất yếu trong hệ thống VTHKCC đa phương thức, cụ thể ở Quảng Châu là “thẻ Yangchengtong”, có thể sử dụng cho cả 4 phương thức đi lại là xe đạp-xe bus-BRT-và Metro(người sử dụng chỉ deposit 300 RMB).

Ở Quảng Châu, chúng tôi được đi tham quan 3 nơi: Quảng trường trung tâm hay còn gọi là quảng trường Trung Hoà – Hua Chang plaza; Bắc  Kinh lộ (Beijing road), là khu mua sắm nổi tiếng của Quảng Châu, tương tự như Nam kinh lộ ở Thượng Hải hoặc phố Vương Phủ Tĩnh ở Bắc kinh; khu phố mới Yuexiu prakhay, hay còn gọi là Yue xou new town.

Một điểm thú vị nhất khi chia tay thành phố Quảng Châu là toàn bộ hệ thống BRT nổi tiếng đó, lại được thiết kế và điều hành bỡi cô kiến trúc sư trưởng nhỏ con và xinh đẹp như hình bên, cùng với một lô cộng sự viên mà phần lớn là những cô gái chỉ khoảng 25-30 tuổi!

(LTT – 9/1/2016)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *