Hình phạt cho việc lái xe sau khi uống rượu bia tại các quốc gia trên thế giới


Từ ngày 1/1/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chính thức đã có hiệu lực. Theo đó, mức phạt dành cho các hành vi vi phạm luật giao thông thường thấy đã được nâng lên rất nhiều, đặc biệt là với việc lái xe sau khi đã sử dụng rượu bia hay đồ uống có cồn.

Cụ thể thì giờ đây, việc lái xe sau khi sử dụng rượu bia chắc chắn bị nghiêm cấm, bất kể nồng độ cồn trong máu và hơi thở là bao nhiêu. Người điều khiển phương tiện nếu vi phạm có thể nhận mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng (ô tô) và 8 triệu (xe máy), đồng thời bị tước bằng lái trong thời hạn 22 – 24 tháng.

Mức phạt mới đã nhận được sự ủng hộ của đại đa số người dân. Tuy nhiên, một số người đang cho rằng hình phạt là quá nặng, khi chỉ uống 1 – 2 lon bia cũng có nguy cơ mất cả chục triệu đồng.

Có điều, án phạt như vậy liệu có phải là nặng không nếu so với các quốc gia khác trên thế giới.

Xin trả lời thẳng và thật với bạn rằng, phạt như vậy vẫn còn là nhẹ lắm, vì ở nước ngoài bạn thậm chí có thể phải đi tù nếu lái xe sau khi uống rượu bia cơ.

  1. Anh – Án tù cùng số tiền phạt lên tới cả tỉ đồng

Vương quốc Anh là một trong những quốc gia cho phép tài xế lái xe được giới hạn nồng độ cồn được hấp thụ. Lượng cồn cho phép chỉ là 0,35g/l khí thở, nghĩa là một ly rượu nhỏ thôi cũng đủ để các tài xế vướng phải vòng lao lý. Và hậu quả của câu chuyện này thì không nhẹ nhàng chút nào.

Theo luật pháp của Anh, lái xe bị bắt với nồng độ cồn vượt quá mức quy định có thể bị phạt tù từ 1 – 3 tháng, nộp phạt số tiền tối thiểu 2.500 bảng, và thậm chí lên tới 25.000 bảng Anh (hơn 750 triệu đồng), cùng nguy cơ tịch thu bằng có thời hạn.

Chưa hết đâu! Trong trường hợp cố ý tiếp tục lái, mức phạt có thể lên tới 6 tháng tù giam, tiền phạt không giới hạn tùy theo hậu quả gây ra và ít nhất 1 năm cấm điều khiển phương tiện (có thể lên tới 10 năm nếu tái phạm trong thời gian bị cấm).

Việc cố tình từ chối xét nghiệm máu hoặc hơi thở cũng có thể phải vào tù, với thời hạn lên tới 6 tháng. Và trong trường hợp gây tai nạn làm chết người, người lái có thể phải thụ án 14 năm tù, ít nhất 2 năm cấm lái xe sau khi ra tù và buộc phải thi lại bằng sau khi hết thời hạn.

  1. Úc – lái xe sau khi sử dụng rượu bia luôn là phạm pháp.

Ở Úc, quy định về nồng độ cồn được phép khi lái xe sẽ khác biệt theo từng tiểu bang. Nhưng nhìn chung, đa số các bang đều coi việc lái xe sau khi uống rượu là phạm pháp, và kèm theo các mức phạt dựa trên giới hạn nồng độ cồn ở mức 0,23g/l khí thở.

Lấy ví dụ ở Melborne. Tài xế chỉ cần có cồn trong người cũng phải nhận án phạt khoảng 700 đô Úc (hơn 11 triệu đồng), kèm 1 tháng tước giấy phép lái xe. Mức phạt sẽ tăng lên tùy theo mức độ vi phạm, trong đó tối đa là 4.200 đô Úc (hơn 67,6 triệu đồng), tước bằng 6 tháng kèm theo 6 tháng tù giam.

  1. New Zealand – quá giới hạn là mất cả trăm triệu

Tương tự như Anh, New Zealand cũng cho phép giới hạn nồng độ cồn trong người tài xế, nhưng cũng chỉ ở mức 0,25mg/l. Nếu vượt quá con số này, bạn sẽ không được phép ngồi đằng sau tay lái, và nếu bị bắt thì có khả năng chịu án phạt lên tới 4.500 đô New Zealand (khoảng gần 70 triệu đồng).

  1. Canada – có thể chịu đến 10 năm tù

Ở Canada, giới hạn nồng độ cồn trong hơi thở là 0,38mg/l. Khi vượt qua con số này thì tùy vào mức độ vi phạm, hệ quả tài xế phải gánh chịu có thể cực đắt.

Một người lái xe có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức quy định ít nhất phải nhận khoản phạt khoảng 1000 đô Canada (17,8 triệu đồng), nhưng kèm theo là nguy cơ phải ngồi tù tối đa lên tới 10 năm.

  1. Trung Quốc

Theo pháp luật Trung Quốc hiện hành cũng không cho phép tài xế sử dụng rượu bia, bất kể nồng độ là bao nhiêu.

Tiêu chuẩn nồng độ tại Trung Quốc là 0,38mg/l khí thở. Trong đó, những trường hợp ghi nhận có cồn có thể bị phạt từ 1000 – 2000 NDT (khoảng 3 – 6 triệu đồng), tước bằng lái xe trong 6 tháng. Trong trường hợp vi phạm nặng hơn, án tù có thể lên tới 3 năm, kèm theo việc cấm lái xe trong 5 năm kế tiếp.

(Tham khảo: Justice, UK law, CNN, BBC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *