ATĐĐ_ẨM THỰC CHUYẾN ĐI TRUNG HOA

  1. Homepage
  2. Chuyên mục
  3. Ẩm thực đó đây
  4. ATĐĐ_ẨM THỰC CHUYẾN ĐI TRUNG HOA
ZGFpbG9hbjEx

Nhân chuyến đi tham quan Trung Hoa theo lời mời của công ty XKSG, chúng tôi có dịp đi qua các TP nổi tiếng như:  Thâm Quyến – Tô Châu – Hàng Châu… nên đã có dịp thưởng thức một số món ăn Trung Hoa danh bất hư truyền. Nay, xin ghi lại để giới thiệu phục vụ các bạn:

Thực ra, ẩm thực Trung Hoa là một trường phái riêng và nổi tiếng khắp năm châu, bốn bể và từ lâu rồi, nên mới có câu:“Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, cưới vợ Nhật”. Thế nhưng, có đến trực tiếp từng địa phương và thưởng thức tại chỗ những món ăn đó thì chúng ta mới thực sự biết nó ngon, dở thế nào và mới có dịp trở thành “người sành điệu”!

GÀ CÁI BANG

Buổi ăn tối, Sau khi dong thuyền trên Tây Hồ về, Đoàn chúng tôi dừng ăn tối ở nhà

hàng đồng quê Vân Trúc, để chờ xem buổi ca-vũ-nhạc-kịch được giới thiệu là có hạng trên thế giới: “Tống thành thiên cổ tình”. Buổi ăn tối này, chúng tôi được giới thiệu và là lần đầu tiên tôi được thưởng thức hai món này.“Gà cái bang” tiếng Anh gọi là “Beggar’s chicken”, ra đời từ thời võ lâm ngũ bá mà theo tác giả Kim Dung thì nhân vật Hoàng Dung muốn Hoàng Thất Kông truyền “Giáng Long thập  bát chưởng” cho Quách Tĩnh nên đã nghĩ ra cách nấu những món ăn lạ miệng, để dụ Hồng Thất Công và chính nhờ món gà này mà Quách Tĩnh đã học được 18 chiêu của “Giáng Long thập bát chưởng”.

Thực ra, đây là món gà nướng đất sét, mà ngày trước ở Saì Gòn có nhiều quán phục vụ như Thiên Nam ở góc Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Thái Bình –Quận 1 ngày nay, hoặc một qúan mà tôi đã quên tên gọi ở đường Nguyễn Công Trứ cạnh đó. Đó là loại gà nuôi thả vườn thường được gọi là gà ta, để nguyên lông, chỉ cắt phao câu và cắt tiết, phần lòng gà được móc ra làm sạch và sau đó,lại nhồi vào ruột trở lại; phần đất sét bao bọc ngoài thân gà cũng được các tay thợ chuyên môn làm sao đủ vừa để chín gà khi nướng và đủ dính vào da gà khi kéo ra chỉ còn toàn là thịt, rất ít da dính lại, nên những ai không thích cholesteron, ăn gà này rất tiện! Còn trên film ảnh, một số nhân vật thủ lĩnh của phái “Cái bang” vẫn thường cầm đùi gà nhai ngấu nghiến một cách ngon lành chính là hình tượng của Beggar’s Chicken, nên cũng có thuyết cho rằng chính do Bang chủ Cái bang tìm ra công thức chế biến món gà này?!

THỊT TÔ ĐÔNG PHA

Còn thịt Tô Đông Pha, lại được xuất phát từ sự tích khác.Tô Đông Pha là một nhà thơ, nổi tiếng chẳng những ở đất nước Trung Hoa mà còn vang danh khắp thế giới và vào lúc ông làm quan tri phủ ở đây, dân thương mến ông đến nổi đem biếu ông rất nhiều thịt, ông ăn không hết và nảy ra ý “kho tàu” như ở VN ta,  để đem phân phát cho nhân dân trong vùng và món thịt đó sau này trở thành món thịt Tô Đông Pha!

ĐẬU HŨ THÚI

Bên cạnh hai món đặc sản trên,“Đậu hũ thúi” cũng là một món ẩm thực mà ai trong chúng ta, nếu thường xem film Trung Quốc, chắc cũng đã có lần gặp nhân vật tên gọi “Đậu hũ thúi”. Thoạt đầu, chúng tôi cứ nghĩ đó là tên gọi một nhân vật mang tính chất hài cho bộ phim thêm vui! Thế nhưng, khi tìm hiểu chúng ta nhận thấy đó lại là một món thức ăn rất nổi tiếng, chẳng những ở bản địa Trung Quốc mà còn cả ở những vùng đất thuộc Trung Quốc như Hồng Kông-Đài Loan và ngày nay nó còn vượt ra cả vùng Đông Á và ĐôngNam Á…Thực ra, đậu hũ thúi còn có các tên gọi khác như:“Stinky tofu”hoặc “chou tofou” là một loại đậu được ủ lên men có mùi khá lạ, là món ăn vặt thường được bày bán ở các chợ đêm, lề đường và ngày nay còn phổ biến ở các trạm dừng nghỉ chân dọc theo các đường cao tốc…Đậu hũ thúi có một lịch sử phát triển khá ly kỳ, bắt đầu từ thời Khang Hy,do một cậu thư sinh tên Thanh Thôi,thi hoài mà không đỗ đạt,không có tiền về quê, nên quyết chí kiếm kế mưu sinh chờ khoa thi sau, bằng việc làm đậu hũ để bán, nhưng xui rủi thay đậu hũ của anh ta bị ế; thế là anh ta nghĩ ra một cách: cắt nhỏ đậu hũ ra, để vào chum và ướp muối.

Thật bất ngờ,vài ngày sau mở ra,tuy có mùi khó chịu nhưng lại rất ngon, nên đem đi bán thử và may thay lại được nhiều người ưa chuộng, thế là anh bắt đầu phát tài! Ngày nay, đậu hũ thúi tuy có bề ngoài bình thường nhưng nó lại được chế biến khá cầu kỳ: “làm từ hạt đậu nành rồi ủ nước cốt gồm sữa, rau và thường là rau cải và ủ trong vòng 6 tháng trở lên cho lên men”; ngòai ra, cũng có loại đậu hũ thúi cao cấp, nước cốt ủ làm bằng tôm khô – mù tạt xanh – măng tre – và thảo dược Trung Quốc nên gía thành  không rẻ chút nào!

Đài Loan là quê hương của một loại “đậu hũ thúi chay” nổi tiếng. Hồng Kông có nhiều người buôn bán mặt hàng này đến nỗi đã có người khiếu nại do mùi “thúi” làm bị ô nhiễm môi trường không khí, chả khác gì trường hợp trái sầu riêng và cây hoa sữa ỡ Việt Nam ta! Và may mắn thay, trên đường từ Tô Châu đến Hàng Châu, ở trạm nghỉ dọc đường chúng tôi đã mua và dủng thử dùng món đậu hũ thúi này và quả thật:“Danh bất hư truyn”!

Bên cạnh 3 món đặc biệt mà chúng tôi đã phát hiện, ở chuyến đi này, chúng tôi cũng phát hiện một số chi tiết khác về mặt ẩm thực cũng khá thú vị:

– Ở Hàng Châu khi dùng bữa cơm trưa đầu tiên ở đây, chúng tôi cũng có dịp thưởng thức món đặc sản Hàng Châu: món cơm như cơm nếp -xôi nương!

– Ở Bắc Kinh, vào buổi trưa, sau khi thăm viêng bảo tàng ngọc “Beijing jade carving factory” với đủ các loại ngọc quí như: white jade-Burma jade-Agate-Xiu jade-Turquoi jade, The pictures jade of Jadeite and four famous jade in China; Gối làm bằng ngọc có từ thời bà Từ Hi Thái Hậu….chúng tôi được thưởng thức món lẫu nóng dê-trừu rất ngon và ăn tùy thích! thịt dê thì không có mùi như dê Việt Nam ta, còn trừu thì củng khá ngon!

Về thức uống, kỳ này không có những đặc sản như các kỳ trước đó, như một lần ở hoa viên Tô Châu, một lần ở Thiệu Hưng quê hương của thi hào Đỗ Tấn, chúng tôi đã từng có dịp nếm hương vị của một số quí tủu Trung Hoa như: “Trạng nguyên hồng” -“Nữ nhi hồng” -“Hoa tiên tửu”…nghe đâu nó được chôn dưới đất lâu đến 18 năm! chứ không chỉ “100 ngày” như rượu “bách nhật” của miền Nam cho người phụ nữ sinh đẻ hoặc rượu “bách nhật nếp cái hoa vàng”của Tgđ Hồng, công ty ôtô 3/2- Hải Phòng!

Ở Hàng Châu, chúng tôi cũng đã có dịp thưởng thức “Tây Hồ beer”! Còn rượu đặc sản thực sự của chuyến đi chính là những chai Chivas 21-18 năm mà bạn Bảy, đã tính toán phân công cho các chiến hữu mang theo và nghe đâu đến ngày về cũng còn mấy chai!

(LTT – 4/2/2016)