CM3

PHẦN II

CÀ MAU DU KÝ

 (7-9/9/2012)

PHẦN II. 1

CÀ MAU LẦN TRỞ LẠI

Giới thiệu thêm một chút về Cà Mau

Gới thiệu một chút về Đoàn

Những nơi đã qua và dấu ấn để lại

Rừng U Minh hạ

Đất Mũi

Cây tràm-Rừng tràm

Cây đước-Rừng đước

Cây bần-Rừng bần

Cây mắm-Rừng mắm

Những nơi chưa qua, cần tiếp tục khám phá

Bác Ba Phi và Vợ Thằng Đậu

Ẩm thực chuyến đi Kết thúc cuộc hành tình

PHẦN II.2

CÀ MAU LẦN ĐẦU TIÊN TA ĐẾN

Hay

XUÔI VỀ CÀ MAU

 (30-31/3/2012)

Dẫn nhập

Giới thiệu một chút về địa danh Cà Mau

Giới thiệu một chút về Đoàn

Giới thiệu một chút về mô hình HTX 27/7 Cà Mau

Giới thiệu một chút về Nam Kỳ lục tỉnh

Những nơi đã qua và dấu ấn để lại

Hòn Đá Bạc

Rừng quốc gia U Minh Hạ

Nhà thờ cha Diệp

Nhà công tử Bặc Liêu

Chùa Mã Tộc-chùa Dơi Sóc Trăng

Những nơi chưa qua cần tiếp tục khám phá

Nhà máy Điện-Đạm Cà Mau

Tọc độ GPS 0001

Sân chim Cà Mau

Sân chim Bặc Liêu

Sân bay Cà Mau

Chợ nổi Cà Mau

Ẩm thực chuyến đi

Chiếu Cà Mau

Hắc, Bạnh công tử

Kết thúc hành trình

    Giới thiệu một chút về Đoàn,

    Đoàn chúng tôi khá đông, khoảng 20 người,trong đó,về phía HTX Hiệp Phát có đến 6 người: Chủ nhiệm Dung,người đẹp Thuỷ KTT(những cô Em cùng  công tác trong ngành với mình gần 40 năm qua, từ lúc còn hàn vi ở Phòng GTVT Q8, với các Anh Xuyến, Bao…), trưởng ban KS- bạn Phụng(người mình ít gặp ở các lần giao lưu với HTX Hiệp Phát, nhưng lại rất thân với bạn Vinh nguyên TP GTVT Q6, nguyên gđ Khu 4, lại là một đầu bếp không thua kém gì bạn 10 Phương, đặc biệt là trong món “lẫu cua” ít ai sánh bằng), các bạn Sĩ, Dương-Em cô Dung, bạn Việt (một chuyên gia xe buýt của HTX Hiệp Phát, cũng đã có mấy chuyến đi thú vị cùng mình,  đặc biệt là chuyến đi Phan Thiết, cùng bạn Thuận-gđVinh Hiển; HTX Toàn Thắng có Anh Năm Duyên tự A Năm vít lửa (Kỷ niệm một thời với anh Bảy bugi những ngày đầu SGGP!cũng như lúc còn ở HTX Việt Thắng, một thời lãng du-Sư phó sư đoàn dù, cùng với sư trưởng Hồng đảm nhận mặt trận phía Tây, một thời nổi sóng khi làm chủ nhiệm HTX );về phía khách mời Có 5-6 bạn đang công tác ở phòng tư pháp Quận 11(Anh Nguyễn Phước cán bộ Trưởng phòng tư pháp  Q11) và phòng Tài nguyên môi trường Q11(Anh Nguyễn Hữu Sơn cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 11; còn  một số ACE mình chỉ lần đầu gặp gỡ, nên xin lỗi các bạn, không nhờ đầy đủ họ tên); người bạn đồng hành có bs Tấn-Thg tá PC45(một người bạn chân tình, luôn uống hết mình và có tửu lượng khá cao);về phía Sở GTVT TP HCM, ngoải vợ chồng Anh Trần Quang Phượng, nguyên giám đốc Sở GTVT,còn có bạn Thái( một tay máy amateur, là người cung cấp mộ số ảnh đẹp tôi đã đưa vào quyển du ký này, Anh Em cột chèo với Anh Phượng, đang công tác ở UBND Q4, là cư dân miền nam chính cống nhưng cũng chưa một lần ra đất Mũi!); Phòng QLVT-Sở GTVT có Tôi Lê Trung Tính và  Anh bạn Quách Minh Phương( tự Mười Phương, chuyên gia ẩm thực-Master chef của các chuyến đi đã được chị Phượng xếp hạng là đầu bếp 5*, nhưng khi thi nấu ăn ở Sở GTVT thường bị ém tài,chỉ đạt giải khuyến khích!)!
  •  

    Lái xe của đoàn là bạn Sơn(Em của cô Tư, phu nhân Năm Duyên),là một tay lái lụa,đã từng rong ruổi cùng chúng tôi trên khắp các nẻo đường đất nước,với tác phong vui tính, thực an toàn và thú vị!

     

    Những nơi đã qua và dấu ấn để lại,

    Rừng U Minh Hạ,

    Ngay sau khi đến Cà Mau và dùng cơm trưa xong, theo lịch là Đoàn chúng tôi định đi thăm vùng đất Mũi ngay và sau đó sẽ nghỉ đêm lại vuông tôm của một người bạn của cô Dung; nhưng giờ chót do e ngại khó ngủ đêm ở địa điểm lạ này,nên Đoàn đã chuyển sang đi tham quan rừng U Minh Hạ ngay buổi chiều.

    Lộ trình đến U Minh Hạ, thoạt đầu xe đi theo đường cũ mà Tôi và Phương đã từng qua, nên chúng tôi nghĩ điểm đến chắc là địa điểm cũ, với hy vọng là để các bạn chưa lần đầu tiên đến tham quan,còn chúng tôi sẽ thêm một lần trở lại,để xem liệu có gì mới thêm không.Nào ngờ theo hướng dẫn của một bạn thanh niên thuộc cư dân địa phương mà cô Dung nhờ, bạn ấy lại dẫn chúng tôi một con đường khác,vào một nơi xa lắc xa lơ!

     

    Mặc dầu đã có HDV địa phương nhưng hành trình đi cứ “tù mù”, men theo những con đường nhỏ và gần như độc đạo! chỉ có chiếc xe 7 chỗ của bạn Phụng mới  đi được, còn chiếc xe lớn đành phải nằm chờ ở phía ngoài và tiếc thay, khi đến nơi thì đây là một địa điểm mới, nhưng chẳng có  gì thú vị hơn điểm cũ, nếu không muốn nói là kém hơn!

    Qua tìm hiểu,được biết đây chỉ là một nơi nuôi thú rừng của rừng U Minh,nhưng cũng không có gì đặc sắc!ngoài những con thú ta thường thấy ở các sở thú.Tìm mãi mới ra điểm đến nên khi đến nơi, nắng chiều ngày càng tắt và chúng tôi vội chụp mấy bô ảnh làm kỉ niệm và quay trở lại để các bạn xe lớn khỏi chờ lâu!Trên đường về lẽ ra chúng tôi sẽ ghé vườn Chim Cà Mau nhưng do đã tối, mọi người đều đói bụng nên chúng tôi đến thẳng nhà hàng!Thế là uổng công cả một buổi chiếu đối với Đoàn, đặc biệt là thật sự gây thất vọng cho những ai mới đến lần đầu!

    Đất mũi,

    Ngày hôm sau, Đoàn chúng tôi đi thăm Đất Mũi, là điểm chính trong cuộc hành trình.Mũi Cà Mau như chúng ta đều biết, thường được coi là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mũi đất này còn có tên là Mũi Bãi Bùng.

    Trước đây, có một số tài liệu nói rằng, điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam là xóm Rạch Tàu,cũng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, ở tọa độ 8°34′ (hoặc 8°30′) độ vĩ Bắc, 104°40′ (hoặc 104°50′) độ kinh Đông.Tại đây, có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú, và còn có các công trình như cột mốc toạ độ quốc gia,biểu tượng Mũi Cà Mau; Vùng đất này hằng năm lấn ra biển hàng trăm mét, do sự bồi đắp rất lớn.Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam.Điểm cực nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30′ Bắc.Mũi Cà Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.


    Cà Mau là vùng đất thiên nhiên tươi đẹp, hài hoà với“rừng bạt ngàn”và “biển mênh mông”, quần thể động thực vật phong phú.Người Việt Nam chúng ta, ngay từ khi còn đi học tiểu học, hễ   khi nói về đất nước của mình, thường dùng câu: “Nước Việt Nam ta, trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau“.Do đó, trong tâm thức người Việt, đã hằng sâu trong ký ức của mỗi người, với “Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau” là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi.

    Xuất phát từ trung tâm thị xã từ 5g30 sáng, sau gần 1 giờ dồng hồ, chúng tôi mới đến được thị trấn huyện Năm Căn, nơi có bến tàu đi Đất Mũi.Sau khi dừng ăn sáng ở quán phở Sài Gòn gẩn 45’, chúng tôi mới bắt dầu ra tàu cao tốc đi đất Mũi!

     

     

    Tàu chúng tôi thuê thuộc DNTN ca nô Quốc Việt, với anh bạn tài công trẻ tuổi lái tàu rất điệu nghệ nên trong suốt hành trình chúng tôi có những giây phút “thả hồn trên mây nước” không khác gì nhưng tay lái lụa ở rừng Sát Cần Giờ, mà bản thân tôi đã một lần chứng kiến!

    Chiếc tàu chở chúng tôi ra đất Mũi là loại tàu cao tốc, nên thời gian chay nhanh hơn tàu chợ nhiều,chỉ mất khoảng hơn 1 giờ trong khi tàu chợ phải mất đến 3 tiếng đồng hồ, đồng thời không phải dừng lại ở mỗi bến nhỏ, khoảng 3 đến 5 phút, cho khách lên xuống và chuyển tải hàng hóa.

    Dọc theo hành trình,chúng tôi nhận thấy nhà cữa san sát, hàng quán khá nhiều và thậm chí có cả những tiệm vàng,cây xăng dầu nhà thuốc tây… nói chung là cái gì cũng; còn những ngôi chợ nổi trên thuyền bè tỏa ra mùi hương mặn mòi của biển.Xem ra người dân ở đây đã quá quen với lối sống sinh hoạt vùng sông nước nên cả người già, trẻ con lên xuống tàu thuyền rất lanh lẹ.Cùng với những người dân đi lại sinh hoạt trong vùng, một số khách du lịch trong nước và nước ngoài cũng ra Đất Mũi bằng cách đi tàu chợ.

    Họ đến thăm điểm cực nam của Tổ quốc,và đến để cảm nhận được lối sống, nếp sinh hoạt của bà con, thưởng thức những món ăn, mua đồ lưu niệm, đặc sản khô cá về làm quà cho gia đình và bè bạn…

     

    Sau gần 1g30’ giờ đồng hồ,ngồi trên tàu ngắm cảnh sông nước mênh mông và những rừng những rừng đước, rừng bần , rừng tràm… ngút ngàn, chạy ngược hai bên bờ và những nhà dân, những chợ nổi trên sông nước,tàu đã cập bến Đất Mũi đem đến cảm giác thật dễ chịu đối với khách du lịch.

    Khi Đoàn chúng tôi xuống thuyền, lập tức các bác xe ôm trên bờ chỉnh tề trong đồng phục đã đứng sẵn đón, mời chào khách.Từ bến ra tới cột mốc Đất Mũi Cà Mau theo giói thiệu là chỉ một đoạn ngắn nhưng có đi thực tế mới thấy nó cũng ngót nghét đến dăm km, nên có cả xe ôm phục vụ cho những người lớn tuổi là phù hợp. Ngay ở phía  bên trái lối vào là nhà dừng chân, nơi bán quà lưu niệm cũng như giải khát dành cho du khách.

    Vào sâu là cột mốc và cạnh đó là Ban quản lý di tích Đất Mũi,  nhân viên ban quản lý vừa bảo vệ,vừa hướng dẫn khách cho biết:

    Khu này được đưa vào hoạt động từ tháng 8 năm 2005, gồm có 10 nhân viên là những bảo vệ, hướng dẫn và bán vé; nhưng túc trực ở đây chỉ có 3 người.Khách đến đây thường đi canô hay tàu cao tốc.Khách lẻ khá nhiều, nhưng cũng có đoàn tới 200 người.

    Mọi người đến đây đều muốn thăm điểm cuối cùng của Tổ quốc và ra đảo Hòn Khoai cách đây 8 km- là nơi hoạt động của thầy giáo- nhà báo- nhà văn Phan Ngọc Hiển.Nhiều người lớn tuổi đến đây xúc động đến trào nước mắt…

     

    Vùng đất tận cùng của Tổ quốc được thiên nhiên ban tặng một bức tranh tươi đẹp hài hoà với rừng bạt ngàn và biển mênh mông, quần thể động thực vật phong phú… Thêm vào đó,bàn tay của con người đã điểm tô cho vùng đất này những trang sử hào hùng của một thời khai hoang mở cõi, đấu tranh chống quân xâm lược với những đình làng, lăng tẩm, di tích lịch sử vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay…

    Ngắm Đất Mũi từ Hải Vọng Đài

    Thực ra,nếu có thì giờ thì du khách nên cố gắng trèo lên Hải Vọng đài,(từ bên ngoài đi vào hải vọng đài ở phía be6n tay trái) dề ngắm cảnh “Trời nước mênh mông” ở vùng “cùng trời cuối đất” này.Riêng Đoàn chúng tôi, chỉ cố gắng đi bộ đến cột mốc GSP 0001 là nơi có chiếc thuyền biểu trưng cho vùng đất Mũi để chụp hình kỉ niệm!

    Đi dọc theo con đường nhỏ đến cột mốc tọa độ số 0, mới thấy hết cái thú vị của thiên nhiên.Từ mốc cắm đầu tiên nhìn về phía đuôi doi đất cách xa khoảng chừng vài cây số! Cứ mỗi năm cột mốc này lại phải nhích ra một chút.Đất Mũi cứ như một loại “bột nở”, lấn biển từng giờ…

    Để nhìn Đất Mũi tổng quát hơn,bạn nên trèo lên Vọng Đài cao 23 mét so với mặt nước được dựng lên từ năm 2004.Những anh em đã từng lên hải vọng đài cho biết: “Lên đến đỉnh gác,gió hù hù bên tai, cảm tưởng nếu buông tay ra khỏi thành lan can là gió bốc cả người lên treo lơ lửng giữa không trung”!

    Bên dưới tứ bề là nước,nước mênh mông, từng lớp đuổi nhau vào bờ, nhắm mắt lại còn thấy đong đưa theo từng cơn gió.

    Nhìn trên bản đồ Việt Nam mũi đất chỉ là một doi đất hơi nhọn hướng ra biển Tây, thực tế tại đây là một khoảng không gian rộng lớn,nơi đất mới bồi là một bãi sình lầy bằng phẳng,sâu trong đất liền là rừng đước xanh ngút ngàn.Thật xa mới thấy thấp thoáng xóm Đất Mũi nằm lẫn với rừng cây. Phóng tầm nhìn về phía biển trong cái nắng chói chang có thể thấy mờ mờ hình dáng Hòn Khoai. Đây cũng là một địa điểm thu hút du khách đến nghỉ ngơi trong những ngày nghỉ lễ.Từ Vọng Đài phóng tầm mắt ra khơi, quay mặt hứng luồng gió biển lồng lộng, hít thật sâu vào buồng phổi tưởng chừng ngửi được mùi cá,mùi muối đặc trưng của vùng nước mặn.

    Cây tràm-Rừng tràm.

    Cà Mau có hai khu rừng lớn nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới. Khi nói đến rừng U Minh người ta  thường liên tưởng đến loài cây phổ biến là rừng tràm, rừng đước bạt ngàn ở Năm Căn.Rừng đước và rừng tram nối tiếp vây quanh mũi Cà Mau từ Đông sang Tây, đứng thứ nhì trên thế giới về tầm quan trọng và diện tích, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon của châu Mỹ La Tinh.

    Rừng đước Năm Căn,yếu tố về địa lý đã và sẽ có sức gây ấn tượng cho biết bao tấm gương yêu quê hương đất nước.Vẫn là những dòng sông, con rạch chằng chịt luôn chảy cuồn cuộn, hối hả từ con nước lớn đến nước ròng,vẫn là những ngôi nhà sàn lênh đênh ven hai bờ sông,trong ngọn rạch,vẫn là những bãi bùn nối tiếp những bãi bùn với những cánh rừng đước thẳng đứng, có nơi những thân đước như bó đũa vắt ống, với gió rừng và mây trời, với những đêm đầy sao trên trời và lung linh trên mặt nước, với Mũi Đất âm thầm dưới chân cứ lầm lũi lấn dần ra biển khơi…Tất cả những cái đó khiến vùng đất này không giống bất cứ vùng đất nào trên đất nước.Lạ lẫm. Rất đỗi lạ lẫm bởi sức bồi đắp phù sa vô tận của rừng đước Năm Căn.

    Theo tài liệu mới nhất của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật rừng ngập mặn Năm Căn: Do trải qua những thăng trầm của lịch sử, thời gian, do bị bom đạn, chất độc hoá học của Mỹ huỷ diệt, do bị khai phá theo nhu cầu mưu sinh của con người, do chặt phá rừng vỡ đất làm đầm tôm… khiến cánh rừng nguyên sinh trên dưới 200.000 ha vào những năm 40 nay chỉ còn ở mức 64.000 ha, được phân bố trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước…trong đó, nhiều nhất là huyện Ngọc Hiển, có khu rừng rộng lớn bao gồm khu rừng đặc dụng Mũi Cà Mau và rừng vùng Bãi Bồi phía Tây ven biển.

    Rừng ngập mặn Cà Mau có thảm thực vật đa dạng,phong phú, có tổng cộng 66 loài cây được chia ra: Cây rừng ngập mặn chính thức có 27/32 loài hiện có ở Việt Nam và 28 loài cây khác tham gia có mặt trên vùng đất này.

    Riêng 27 loài cây rừng ngập mặn chính thức phổ biến là họ mắm (Mắm đen, mắm trắng, mắm biển, mắm lưỡi đồng), họ bần (bần đắng, bần ổi, bần chua), họ dừa nước (gồm dừa nước, chà là); họ đước (gồm đước, vẹt dù, vẹt tách, dà vôi, dà quánh).

    Ưu thế nhất vẫn là cây đước sinh sôi trên vùng đất tự nhiên,kể cả rừng trồng.Nhờ bộ rễ lợi hại, đứng choãi ra chung quanh dưới gốc, cây đước phát triển vững chắc trên đất phù sa trẻ.Cây đước chính là linh hồn của rừng đước Năm Căn bởi đước sống khá bền vững với khu rừng già, đước mang lại lợi ích cho con người, gắn bó sâu xa với từng thân phận con người trên vùng đất cực Nam Tổ quốc, chưa kể đến các loài thuỷ sản,bậc nhất là các loài tôm, theo công thức “con tôm ôm cây đước” hoặc “Cây đước rước con tôm” .

    Do đó, dân gian miền quê Cửu Long có một câu đối khá độc đáo về rễ bần như sau:

    “Nước chảy cặc bần run bây bẩy/Gió đưa dái mít giãy tê tê”

    Theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, cây bần:Cũng gọi là thủy liễu, loại cây to mọc dựa bờ nước, lá nhiều, nhành yếu,lá  trắng,  trái tròn dẹp, có đài dầy, nhọn ở

    gần cuống, ăn chua  (Sonneratia).Xuất phát từ cái tên bần đồng âm với sự nghèo túng, bần cùng, mà người Nam bộ đã đặt câu đố về nó:

     “Giống chi toàn là giống đực/Thiếu tứ bề cam cực chung thân” Giống đực là bởi ở loài cây này, luôn có một phần của rễ mọc ngoi lên mặt đất để hút dưỡng khí, dân gian gọi là “cặc bần”. Từ đó, người ta cho rằng bần không có giống … cái!

    Bần ơi, ơi hỡi cây bần/Lá xanh bông trắng lại gần không thơm”.

    Hình dáng của cây bần đã thể hiện khá rõ nét qua câu ca dân dã ấy! Cây bần gắn liền với cái tên “thuỷ liễu” đầy thơ mộng bởi một giai thoại liên quan đến vua Gia Long.

    Cây Đước-Rừng Đước,

    Cây Đước, danh pháp khoa học, là  Rhizophoraceae,  là một họ bao gồm một số loài thực vật có hoa dạng cây thân gỗ hay cây bụi ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Chúng là các dạng cây thân gỗ với các lá mọc đối hay vòng (nhưng không chéo chữ thập),với các hoa thụ phấn nhờ côn trùng có các đĩa mật và thường có 5 cánh hoa.

    Các loài trong họ này chủ yếu là lưỡng tính, hiếm hơn ln tính cùng gốc hoặc hỗn hợp đơn tính cùng gốc+lưỡng tính.Các loài đước thường có phôi mầm lớn nhưng nội nhũ nhỏ và là dạng “sinh cây con– có nghĩa là hạt nảy mầm thành cây con ngay trên cây mẹ), sau khi rời cây mẹ, thì hạt đã nảy mầm trôi nổi trong nước, trụ dưới lá mầm thẳng ra và phát triển các rễ bên để cố định cây con, trong khi các loài sống trên đất liền lại không như vậy.

    Cây Bần-Rừng Bần,

    Bần là một trái vùng nhiệt đới, Bần có thể tìm gặp khắp mọi nơi, từ Nam Phi đến Úc Châu, nơi có vùng nước ngập.Cây bần này không đi vào nước Mỹ nhiệt đới.Cây bần chủ yếu mọc vùng nước lợ, bên bờ sông có thủy triều lên xuống, ở rừng sát thủy triều ngập nước, nó còn được biết dưới tên gọi Táo rừng sát (Apple Mangrave hay Crabapple Mangrove). Ở Việt Nam ta, thường gặp ở rừng ngập nước Cần Giờ và ven cửa biển miền nam còn chút nưóc lợ.Người ta thường mô tả về cây Bần như sau:

    -Là Đại mộc trung, cao khoảng 15-20 m, nhánh non có 4 cạnh nhọn,có phế căn đứng( tên bình dân gọi cặc bần)50 – 90 cm cao,đường kính 30 cm, nhiều; vỏ màu xám, thô, phát sinh từ rể ngang, vượt lên trên mặt bùn khoảng 20 cm.Vì sống trong môi trường bùn mềm, nhiều acide mùn nên để thích ứng với môi trường đứng vững bám vào bùn giử phù sa và cần oxigène nên cây phát triển tạo ra hệ thống rể nạng lan rộng với diện tích khá rộng .

    mọc đối,phiến lá dai, dòn, không hem, không lá bẹ, gần như không cuống, hình bầu dục, hay hình trứng, dài 5-13 cm, rộng 2-5 cm, với phần dưới rộng hay thon nhọn hay tròn, phiến lá nguyên , 8 đến 12 gân mở rộng ra mỗi bên.

    Hoa, lưỡng tính, 1-3 ở chót nhánh, nụ hoa tròn, đế hoa với 6-8 thùy của lá đài, cánh hoa, màu đỏ đậm, 1,5-3,5 cm rộng, nhụy hoa với 16-21 buồng với nhiều noản, vòi nhụy dài, tiểu nhụy nhiều, đáy chỉ màu đỏ tím.

    Trái, phì quả, bẹp, kích thước lớn 4 cm, xanh, quả bì dày, nạc vị chua chua với phần dưới như hình ngôi sao.

    Cảnh tượng từng hoang mọc trùng điệp, vượn,khỉ, chuồn chuột, … nhởn nhơ vì “dân số” của chúng đông hơn cư dân lúc bấy giờ:

    “Cây bần gie cây bần ngả cây bần quỳ

    Cảm thương con khỉ đột lấy gì mà ăn”

    Cây bần cũng có mặt trong bài hát “tếu táo”, mà người bình dân chỉ nhằm hát cho có  hát,chứ không quan tâm đến nội dung.Hình ảnh ông táo, ông địa, những nhân vật thần linh mà theo dân gian cũng rất hay rắn mắt, chọc cười cho đời thêm vui:

    “Ngó lên chót vót cây bần,

    Thấy ba ông Địa ở trần nấu cơm

    Ông kia xách dĩa lại đơm

    Ông nọ ứ hự nồi cơm mới vần

    Mới vần mặc kệ mới vần

    Bây giờ đói bụng xúc lần ra ăn”.

    Trong ca dao về tình yêu,bắt đầu từ cách thức thăm dò tìm kiếm ý trung nhân,hình ảnh một chàng trai lém lĩnh không lo việc mình mà lợi dụng bụi bần rậm rạp để “dòm lén” các cô gái quê đi ngang qua,song hành động đó, đã bị một ai đó kịp thời “chộp” được:

    “Anh kia trốn bụi bần non

    Không lo chài lưới,lo dòm các cô”

    Nhưng không phải lúc nào cũng được như ý đâu:

    “Chiều chiều xuống bến ba lần

    Bóng em không thấy thấy bần xơ rơ”

    Nhiều cô gái mượn hình ảnh trái bần trôi nổi để ví thân phận của mình:

    “Thân em như trái bần trôi

    Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu?”

    Motip “thân em” quen thuộc chúng ta đã gặp khá nhiều trong kho hem ca dao dân ca Việt Nam.Nét riêng độc đáo ở đây chính là cách liên tưởng về sự “bấp bênh” của một hiện tượng có thật, quen thuộc khắp vùng sông rạch miền Tây, bần chín, bần rụng, và theo từng cơn gió nó nổi trôi “bồng bềnh” theo nước.Thời gian sau, trái bần rã ra, hột nảy mầm, mọc cây con xanh khắp các bãi đất bùn lầy.

    Phận gái ngày xưa, duyên tình cũng éo le, cũng liều nhắm mắt đưa chân, mặc tình cho hem gió cuộc đời nổi trôi như trái bần hem rụng, vậy thôi! Ở cung bậc ngỏ lời, ta gặp cảnh tỏ tình thật cảm động:

    “Cây bần soi bóng ghe nghèo

    Qua sông gặp gió,em chèo giùm anh”

    Có chàng trai đã khéo léo theo cách nói văn chương để tỏ bày nỗi lòng với người trong mộng:

    “Làm thơ anh dán đọt bần

    Dán cho hai họ Nguyễn-Trần gặp nhau”

    Hai họ Nguyễn-Trần ở câu ca này không phải là điển tích Châu-Trần và nó cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng chứ không hoàn toàn chính xác như sự thật ngoài đời sống.Nghe lời thì tạm tin vậy,chứ sự đời chưa biết sẽ về đâu:

    “Neo ghe vô dựa gốc bần

    Anh thương em, anh nói vậy chớ biết mình gần

    đặng không ?”

    Một câu hỏi “tu từ” dành cho cả người trong cuộc hay nhiều người khác nữa, xem ra thật hàm súc và cũng rất khó tìm ra lời giải cho thoả đáng.Bần cũng có mặt trong nỗi nhớ thương chờ đợi của hai người đã trao trọn tình ý cho nhau:

    “Bần gie đom đóm bu quanh

    Lập lòe đêm tối, cho anh nhớ nàng”

    Xem ra ở câu ca này, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh chơi chữ, vừa miêu tả cảnh lập loè của đom đóm…

    Cây mắm-Rừng mắm,

    Mắm là một nhóm các loài cây rừng ngập mặn,phân bổ rộng khắp trên thế giới, các vùng bờ biển nằm trong khoảng giữa lúc triều lên và triều xuống,về phía nam của Bắc chí tuyến có liên quan đến phân họ cây Ô rô. Mắm là một trong những quần thể hình thành rừng ngập mặn.Cây mắm giá trị kinh tế không đáng kể, nhưng là loài cây tiên phong lấn biển và có công rất lớn trong việc hình thành và phát triển của rừng ngập mặn.Theo các nhà khoa học, sự phát triển tự nhiên của rừng ngập mặn bắt đầu bằng sự tiến nhập của loài mắm.

    Chúng có sức sống rất mãnh liệt, từ những bãi bùn ngâm mình trong nước biển đến những khu đất rẫy cao đều xuất hiện mắm tái sinh.Vai trò lớn nhất của loài mắm là cố định đất, do bộ rễ được cấu trúc vững chắc ăn sâu xuống đất, nó có sức chịu đựng được nắng và gió, chịu được nước mặn ngập quanh năm.Trái mắm, Mắm tái sinh và phát triển đến giai đoạn già cỗi thì suy vong, cây đước nhảy vào thay thế.Trái mắm già rụng xuống nước, nảy mầm, mọc rễ trong nước và trôi theo dòng nước phù sa, tấp vào các bãi bùn, bộ rễ bám vào, ngày càng phát triển, làm cho đất ổn định, rồi già cỗi và nhường đất lại cho cây đước.Cứ thế, hết đời này đến đời khác, mắm luôn là cây tiên phong trong việc lấn biển.

    Cây mắm chịu được môi trường ngập nước quanh năm

    Họ hàng nhà mắm có nhiều loại: Mắm đen, mắm trắng, mắm ổi, mắm lưỡi đồng… Dọc theo bờ biển của các xã Viên An, Viên An Đông và ven bãi bồi xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển, mắm mọc thành rừng.

    Cây mắm là loài gỗ tạp, thường để làm chất đốt là chính, tuy nhiên, lá mắm và trái mắm là thức ăn của cá, tôm, gia súc và cả con người.

    Nghe đâu trong những năm kháng chiến chống Mỹ,đồng bào và chiến sĩ ta đã hái trái mắm, bóc vỏ, luộc đi luộc lại nhiều lần cho bớt đắng để ăn thay cơm.Và đặc biệt, khoảng tháng 8 – 10 (Âl) là mùa trái mắm chín rụng đầy sông, từng đàn cá dứa từ biển vào các cửa biển, cửa sông tìm ăn trái mắm và khi chúng ăn no, nổi phình bụng trên mặt nước, là lúc người dân địa phương lũ lượt dùng chỉa, bơi xuồng theo sông, ven biển đâm cá dứa.Cá dứa là một loài cá ngon, có giá trị kinh tế cao, con lớn nặng đến vài chục ký.Đây là một thông tin khá thú vị! mà từ trước nay chúng tôi chưa hề biết! mặc dù mình là đệ tử trung thành của món “khô cá dứa-cơm nắm” Cần Giờ, thuộc vào diện “danh bất hư truyền”!

    Mắm còn là cây dược liệu có giá trị chữa bệnh.Vỏ của nó cũng để làm thuốc trị ghẻ và chữa bệnh phong, nghe đâu bác sĩ Môrenno ở Cu Ba, đã thành công trong việc sử dụng “vỏ cây mắm”, dưới dạng “cao lỏng” để chữa bệnh phong và đã chữa khỏi trong vòng 8 – 10 tháng đối với bệnh mới phát, đối với những bệnh nặng thì chữa khỏi 60% trong vòng từ  2 – 5 năm…Và một điểm đặc biệt của cây mắm nữa, là chịu được các loại chất độc hóa học, theo các nông dân ở đây trong chiến tranh, sau những trận rải chất độc hóa học của máy bay Mỹ, mọi loài cây đều bị hủy diệt, riêng rừng mắm chỉ rụng lá,sau đó nảy mầm và xanh tươi trở lại.
    Cây mắm, do đó rất cần có những công trình nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn của các nhà khoa học.

    Ẩm thực chuyến đi,

    Do đã một lần đặt chân đến Đất Mũi, nên ngay ỡ bữa ăn trưa đầu tiên ở cạnh hồ, đường 1/5, cạnh HTX 27/7 của anh Bảy Chiến, chúng tôi đã nhờ cô Dung đặt có đủ những món ăn mang tính chất đặc sản Cà Mau như:  ba khía-cá nâu kho trái giác-cá thòi lòi-mực tua…nhưng tiếc thay!hình như đầu bếp nhà này làm không ngon như lần chúng tôi đã thưởng thức,nên Anh Chị Em trong đoàn không thấy tin tưởng những món ăn mà chúng tôi đã giới thiệu! Ngay cả món cá thòi lòi nướng, cũng bị an hem  cho rằng nó là món cá  gì đó!

    Đã đến vùng đất ngập nước này không thể bỏ qua món cá thòi lòi.Cá thòi lòi mình dài như cá lóc, hai mắt thật to và lòi lên trên như mắt ếch, gọi là cá nhưng đặc biệt có bốn chân nhỏ xíu, chỉ sống trên vùng đất bồi nơi có nhiều cây đước và cây dừa nước mọc ở vùng cửa sông ven biển. Khi thuỷ triều lên, gọi là khi nước lớn, thòi lòi rút hết vào hang, đợi khi nước rút chúng lũ lượt chui ra.Thòi lòi chạy rất nhanh, tính tình cả thẹn nhút nhát vô cùng, chỉ nhìn được từ xa, rất khó đến gần.Con lớn nhất có khi nặng đến 700g, thịt dai và ngọt như thịt gà.Cách làm cũng lắm công phu.Cá còn sống đem trụng nước sôi, lột da bỏ, rửa sạch thịt sau đó ướp chút gia vị, muối ớt.Nướng trên bếp lửa than liu riu, trở qua trở lại cho vàng đều. Khi cá chín bày ra đĩa, trang trí với rau thơm, xà lách, mùi thơm rất riêng chỉ có ở miệt nước mặn nước lợ.Gắp miếng cá chấm vào chén muối ớt có vắt thêm chút chanh, ăn kèm rau sống, là món nhắm với bia hay rượu đế đều bắt.Thòi lòi cũng có thể làm món mặn để ăn với cơm, bảo đảm hết cả nồi cơm to.Những ai đã đến Cần Giờ TP HCM, chắc chúng ta ắt đã hoặc sẽ có  dịp thưởng thức món cá thòi lòi  mà không phải đến tận đất mũi Cà Mau xa xôi! Còn đoàn chúng tôi, sau buổi ăn cá thòi lòi không mấy ngon ở quán bờ hồ, chúng tôi đã được đền đáp lại bữa ăn cá thòi lòi nướng chính hiệu ở vuông tôm vào buổi trưa ngày ra Đất Mũi!

    Phải nói suốt cuộc hành trình thì buổi ăn trưa ở vuông tôm là tuyệt phích nhất (ở Ấp Chính Điện, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Nhà ông Bùi Văn Út, con gái là Bùi Tú Khanh, con rể là Trương Văn Măng).

    Nếu ốc len xào không chê vào đâu được! thì các món dộp, cá thòi lòi nướng, lịch nướng cũng ngon không kém! điểm xuyết còn có các món đặc sản ở đây như cá nâu kho trái giác (Ra hàng rào là có, tương tự như lá giang ở Bình Định quê tôi) và đặc sắc nhất là món lẫu cua nấu với bầu, mướp của bạn Phụng!

    Riêng món tôm khô do vuông tôm làm càng ngon gấp bội(không mặn, vừa ăn )và rất ngon; mà sau này cô Dung hứa vào dịp Tết sẽ đặt để tặng ACE trong Đoàn,mỗi người/1kg!

    Mộ Bác Ba Phi và Vợ thằng Đậu?Một số nơi chưa qua, cần tiếp tục khám phá,

    Đến vùng đất Mũi Cà Mau mà chúng ta không viếng thăm mộ bác Ba Phi và tìm hiểu về câu chuyện vợ thằng Đậu thì thật là quá uổng! Thực ra, do chúng tôi đi theo tour mở-open Tour, chứ nếu đi theo tour của ngành du lịch Cà Mau, mà trong chương tình tiếp thị lại thiếu chuyên mục này thì quá dở! vì dẫu muốn hay không, ngày nay những câu chuyện về “Bác Ba Phi” và “Vợ thằng Đậu” thì  ai cũng biết!thề nhưng,biết cụ thể về những nhân vật này thì  rất nhiều người còn lơ mơ!

    Bác Ba Phi là một nhân vật trong văn học dân gian, Ông là nhân vật chính trong những câu chuyện kể về cuộc sống sinh hoạt thường ngày, nhưng lại được cường điệu quá đáng(như rắn tát cá, chọi đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té gãy chân…) và được trình bày một cách tự nhiên, khiến người nghe hoàn toàn bất ngờ và bật cười.

     

    Ông là nhân vật cận đại nhất trong lịch sử kho tàng truyện trạng (nói dóc) của văn học Việt Nam.Nhân vật nguyên mẫu của Bác Ba Phi là nghệ nhân Nguyễn Long Phi (18841964).Ông vốn là một nông dân tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, vốn có khiếu kể chuyện rất phong phú và đặc sắc, được nhiều người ưa thích.

    Ông sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp, do gia đình quá nghèo nên từ nhỏ ông phải đi cày thuê để nuôi tám người em nhỏ.Khi 15 tuổi, mẹ ông qua đời, ông trở thành một lao động chính trong gia đình.Tuy cuộc sống cơ cực, ban ngày phải đi khẩn hoang, cày cuốc ruộng vườn, nhưng đến ban đêm, ông thường tham gia tụ họp đờn ca, và được bà con trong xóm mê tiếng ca và nể trọng tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khái, đặc biệt là những câu chuyện kể và cách kể truyện lôi  cuốn người nghe của ông.

     

    Vốn làm tá điền cho Hương quản Tế – một địa chủ giàu có vùng Bảy Ghe, ông được Hương quản Tế hứa gả cô con gái là Ba Lữ với điều kiện phải làm công trong ba năm.Nhờ sức chịu thương chịu khó,nên sau ba năm thì ông cưới được vợ.Cũng do điều này mà Hương quản Tế rất yêu thương người con rể này và đã cắt chia cho vợ chồng Ba Phi khá nhiều đất.Cộng với sự cần cù sẵn có,ông đã ra sức khai khẩn phần đất được chia thành đồng ruộng cò bay thẳng cánh.

    Hai người lấy nhau một thời gian mà không có con, vì vậy bà Ba Lữ đã đứng ra cưới vợ hai cho chồng.Bà này sinh được một người con trai là Nguyễn Tứ Hải.Không rõ vì lý do gì mà khi Nguyễn Tứ Hải mới ba tuổi, bà đã gửi con cho chồng rồi về quê ở Mỹ Tho cho đến lúc qua đời.Ông Nguyễn Tứ Hải về sau lập gia đình với bà Nguyễn Thị Anh, sinh hạ một người con trai – cháu đích tôn của bác Ba Phi- tên là Nguyễn Quốc Trị. Trong những câu chuyện của bác Ba Phi thì đây chính là nhân vật thằng Đậu nổi tiếng, và cũng từ đó phát sinh thành ngữ “Tệ như vợ thằng Đậu” được dùng để chỉ những người phụ nữ vụng về.

    Về sau, bác Ba Phi cưới thêm vợ ba, bà vợ này  tên Chăm, là người dân tộc Khmer; Bà sinh được hai đứa con gái.Bác Ba Phi qua đời ngày 3 tháng 11 năm 1964 tại rừng U Minh Hạ, nay là ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.Phần mộ của ông được đặt giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Chăm tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải nằm ở một góc rừng U Minh Hạ.Hiện nay, khu nhà và mộ phần của bác Ba Phi được xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.

     Kết thúc cuộc hành trình

    Hai đêm và ba ngày rồi cũng vụt qua, ngày thứ ba chúa nhật chúng tôi lại bắt đầu cho hành trình chuyến về.Dự liệu ban đầu cũng khá đầy đủ như tham quan cả: nhà thờ Tắc Sậy, mẹ Nam Hải, dinh thự của Hắc Công Tử, Chùa Dơi-Sóc Trăng…nói chung là khá hoàn chỉnh, so với quĩ thời gian ngắn ngủi còn lại!

    Thế nhưng cuối cùng trên thực tế, Đoàn chúng tôi cũng chỉ tham quan được một số nơi như: nhà thờ Tắc Sậy-vòng qua nhà công tư Bặc Liêu; còn một số nơi khác đành phải bỏ qua, hẹn dịp khác! vội vã quay về TP HCM nhưng cũng đến tối mới về đến nhà.

    Chia tay Cà Mau, chúng tôi luôn nghĩ về một vùng đất đầu sóng ngọn gió, về những con người đang vất vả ngày đêm, đang cùng “Cây mắm đi trước /Cây đước theo sau/Cây tràm bén gót” lấn từng tấc đất cho tổ quốc, quê hương của chúng ta; để luôn thấm thía lời thơ của Nhà thơ Xuân Diệu đã ca ngợi:

    “Tổ quốc ta như một con tàu/Mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau”…

    Chia tay Cà Mau, chúng tôi cũng nghĩ khi ai đó đã viết: “Đi thăm miền Trung nhớ ghé Cà Ná/Muốn ăn tôm cá thì về Cà Mau” quả chẳng chút nào sai! và quả là câu nói của những người từng trải!

    Chia tay Cà Mau, chúng tôi không quên cám ơn Cô Em Dung và tập thể HTX Hiệp Phát, đã hoạch định cho Đoàn chúng tôi một chuyến đi tuy ngày đầu có chút trở ngại nhưng bù lại, ngày hôm sau thật tuyệt vời; và không quên chúc Cô Em và HTX tiếp tục gặp nhiều may mắn trong quá trình kinh doanh, để hy vọng chúng ta sẽ có những chuyến đi ngày càng xa hơn và thú vị hơn!

    Thay lời kết cho chuyến đi“Xuôi về đất Mũi”này, chúng tôi xin trích một số đọan viết cực hay của nhà văn nữ “Nguyễn Ngọc Tư” trong “Đất Mũi mù xa” mà tôi tình cờ đọc được cách đây không lâu:

    Hoặc … “Trời, đất nước mình hẹp te vậy mà lời anh hỏi sao nghe thăm thẳm mù xa.Nhưng anh lại hỏi lầm người rồi, tôi là đứa bạc bẽo từ Đất Mũi ra đi không nhớ thương, luyến tiếc, tôi là loại người thấy nhà người ta đẹp hơn nhà mình, thấy vợ người ta đẹp hơn vợ mình, nên tôi bảo rằng, “Dạ, Đất Mũi cũng thường thôi anh”. “Thường à?”. Phải, thường lắm, thường thiệt là thường, tôi trả lời mà tự xấu hổ trong lòng.Về nói lại với cô em gái, em tôi la lên: “Ôi trời, sao anh không mời ảnh về thăm quê mình một chuyến cho biết hả anh?”, đó là lúc tôi lặng đi, cái bản chất mến khách của người Đất Mũi trong tôi cũng đã phai rồi”.  … “Nơi ấy, lúc đất chuyển vào xuân, phù sa bắt đầu nôn nả lấn biển, rừng mắm xanh non rào rạt tiến về phía trước giữ đất lại cho người.Nơi ấy, những ngôi nhà đều không cửa, nhà mở toang cho gió Nam vào, chướng tới, bấc qua, nhìn nhà là hiểu người, chân thật đến bày cả gan ruột… Nhưng rồi đến với làn sóng di dân ào ạt, cái không cần thay đổi đã thay, còn cái cần thay đổi thì chưa đổi bao giờ. Đất Mũi ngày xưa sẽ đến một ngày xa mãi”…

    Hoặc..“Tôi vẫn không từ bỏ câu nói của mình rằng Đất Mũi thường thôi, rất thường, nhưng hết thảy mọi thứ ở đây đều làm cho người ta nhớ vì lạ, vì thương.

    Bầy dã tràng xe những hòn cát liu riu nằm trên bãi Khai Long, những bông rau muống biển mỏng tang mà chống chọi với gió trời, rập rờn tím ngát.Hòn Khoai thì xanh thẳm ngoài kia với ngọn hải đăng chưa bao giờ tắt.Dường như mọi thứ ở đây đều thắm và đậm.

    Nắng thì lầm lì thôi là lầm lì, gió cởi mở thôi là cởi mở.Rừng đã xanh là xanh lặc lìa, một màu rời rợi.Biển đã đục là ngầu ngầu phù sa.Nước đã mặn là mặn quéo đầu lưỡi.Người Đất Mũi rặt đã thương là thương trọn, đã nhớ thì nhớ sâu, đã sầu thì sầu dai dẳng.Hết thảy đều không thể nửa vời. Cho nên khi anh về, đừng có từ chối mà không cạn từng ly rượu đế cay xè,cũng đừng trả giá nửa ly thôi, làm lòng bà con mình buồn nghen.Mà, anh dứt khoát phải gặp em tôi một lần, cô có tất cả đặc trưng của người Đất Mũi,da ngăm ngăm, rắn rỏi, mắt hay cười, em hay hồn nhiên xắn quần cao đến khỏi đầu gối lội qua kinh những lúc nước ròng,mộc mạc không giả đò mắc cỡ làm duyên”.

    Hoặc…“Tháng tám hội ba khía.Tháng chín mùa cua lên bãi. Tháng mười hội cá đường.Rừng dày rậm rạp, rừng chồm sát mé kinh để níu kéo chút hơi ấm con người. Cái hồi mà thiên nhiên ở đây hào phóng tới mức cha ông chúng tôi chắc lòng chắc dạ tuyên bố với quân thù,chừng nào:

    “Khai Long hết xác cá đường,

    thì Mũi Cà Mau đó tao nhường cho bay

    Phải là”“chỉ là” con dân ở vùng đất này như Nguyễn Ngọc Tư mới có thể viết được những dòng chân chất và hay đến vậy! “Cái hay” không chỉ làm “lay động” mà còn đến “não lòng” người, phải không các bạn! và cũng chính những dòng này, nếu là con dân Đất Mũi ai đã đọc qua,thì không thể không trở lại quê mình: tuy “Đất Mũi mù xa”./.

Lê Tuấn

Author Since:  14 Tháng Ba, 2019