
GTVT ĐĐ 6 – GTVT MALAYSIA
Giới thiệu một chút về Malaysia,
Chúng tôi đến Malaysia vào dịp nước này kỉ niệm 50 năm thành lập(độc lập từ Anh quốc) nên họ đã có chiến dịch thu hút khách du lịch với slogan “Visit Malaysia 2007”. Malaysia là một quốc gia có diện tích tương đương với diện tích Việt Nam ta (330.000 km2 ) nhưng dân số chỉ khoảng 1/3 (26 triệu người, có nghĩa là đất rộng-người thưa), lúc còn học trung học chúng tôi biết đến với cái tên là Mã Lai Á, với nguồn tài nguyên chủ yếu dựa vào khoáng sản thiếc, dầu cọ lớn nhất thế giới, dầu khí và loại đá quí màu đen tuyền… Ngoài ra, đây là một quốc gia đa sắc tộc – đa ngôn ngữ – đa văn hóa. Hồi giáo chiếm đa số 60% dân số và là quốc giáo, 19% Phật giáo, 9% Thiên chúa giáo, phần còn lại là các tôn giáo khác…
Còn bây giờ, cảm giác đầu tiên của chúng tôi trước khi đặt chân lên đất nước này là: nếu đất nước Thái Lan với những món ăn cay xé họng, Singapore với sự hiện đại và hào nhoáng, thì đất nước Malaysia có cái gì đó bí ẩn, mời gọi sự khám phá, nhất là đối với những ai chưa đến đó một lần.
Malaysia (theo tiếng Mã có nghĩa là Hoàng kim), còn theo tiếng Hán là Mã lai Tây Á là một liên bang gồm 13 bang theo chế độ quân chủ lập hiến liên bang (nhà Vua chỉ mang tính chất trị vị và sau này được luân phiên giữa 9 bang nên không còn cảnh tranh ngôi vị như trước đây), diện tích gần 330.000 km2 (bằng diện tích Việt Nam), lãnh thổ gồm hai phần diện tích riêng biệt nhau, cách nhau qua biển Đông.
Phần thứ nhất, là bán đảo Malaysia( còn gọi là Tây Malaysia nhưng ngày nay ít thông dụng vì họ sợ như Đông và Tây Đức), Bắc giáp Thái Lan, Đông giáp biển Đông, Nam giáp biển Singapore, Tây giáp biển Malacca.
Phần thứ hai, nằm phía Bắc bán đảo Bornéo của Indonésia (còn gọi là Đông Malaysia), giáp Indo ở phía nam và Brunei ở phía Đông-Bắc.
Dân số khoảng 26 triệu người (bằng Việt Nam ta về diện tích nhưng dân số chỉ bằng 1/3); trong đó 58% là người Mã, 22 % là người Hoa, đây là hai sắc tộc chính và thuờng xuyên xung đột nhau bỡi vì người Hoa ít – nhưng giàu có, chiếm lĩnh gần như toàn bộ nền kinh tế xứ sở này, 8% là người Ấn và 10% còn lại là các dân tộc khác.
Đơn vị tiền tệ của Mã Lai là Ringit (4,80 MYR # 1USD; 1SGD #2,2 MYR).
Tổng GDP là 290 tỉ USD, bình quân đầu người 12.000 USD, có Malacca là eo biển quan trọng, nằm giũa Sumatra (Indo) và bán đảo Malaysia, trấn giữ con đường hàng hải quan trọng thế giới Trung Quốc-Ấn Độ-Trung Đông.
Malaysia trước đây là thuộc địa của Bồ Đào Nha (1511), Hà Lan (1641) và Anh (1824), được trao trả độc lập từ 31/8/1957, đến năm 1960 mới bãi bỏ tình trạng khẩn trương, tên Malaysia có từ năm 1963 khi thành lập liên bang (gồm cả Singapore, Sarawat, và bắc Bornéo); 1965 Singapore tách ra khỏi liêng bang.
Giao thông vận tải Malaysia,
Cáp treo Malaysia,
Hôm sau, chúng tôi rời cao nguyên Gengting trở về thành phố cổ Maleka bằng cáp treo. Năm 1997, Genting xây dựng đường cáp treo vừa dài (3,38 km), vừa qua các đỉnh đồi dài cao nhất Đông Nam Á, lại có tốc độ nhanh nhất thế giới 21,6 km/giờ.Tôi đã từng đi nhiều cáp treo như: ở Bà Nà, Đà Lạt, Tây Ninh, Nha Trang, Sentosa…nhưng có đi qua cáp treo ở Genting, ta mới thấy nó ngoạn mục thật và nói chung là không dành cho những ai sợ độ cao!
Đường bộ, Tư nhân hóa giao thông,
Malaysia dưới thời ông Mahathir đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt cơ sở hạ tầng như đường sá, cảng biển, sân bay, viễn thông và đất đai công nghiệp….thông qua chủ trương chính sách tăng cường thành lập các “trung tâm dịch vụ một cửa” và các “uỷ ban kỹ thuật”, để rút gọn các thủ tục hành chính rườm rà, giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Do đó, vào thập niên 80, khoảng 20 dự án chủ chốt được tư nhân hoá dưới nhiều hình thức khác nhau như: Bán cổ phần, bán tài sản, cho thuê tài sản, hợp đồng quản lí, hợp đồng BOT, BOO, thuê quản lý…Cụ thể, Đạo luật Quốc hội năm 1980 đã tuyên bố thành lập “Ủy ban Cao tốc Malaysia” với vai trò giám sát các dự án cao tốc thu phí. Ủy ban này có trách nhiệm thực hiện các chức năng điều tiết trong thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì các dự án đường cao tốc thu phí tư nhân.Nhờ những cải cách trên, trong vòng chưa đầy 10 năm, 1.800km đường cao tốc thu phí đã được hoàn thành, chưa kể nhiều hợp đồng nhượng quyền khác cho khu vực tư nhân mở rộng hệ thống đường cao tốc trong những năm tiếp theo.Bước sang thập niên 1990, hoạt động của khu vực tư nhân trở nên sôi nổi hơn nhiều, với 20 công ty tư nhân hoạt động, 27 cao tốc thu phí được tư nhân hóa. Bốn tuyến đường cao tốc lớn có sự tham gia của khu vực tư nhân là: Đường cao tốc Bắc – Nam, Đường cao tốc Shah Alam, Đường cao tốc kết nối trung tâm Bắc – Nam và đường
Xây dựng hệ thống giải thưởng công vụ
Tiếp nối chương trình tư nhân hóa giao thông trong những năm 80, Malaysia dưới thời ông Mahathir bước vào thập niên 90 bằng những chính sách phát triển mới, nhằm đưa hệ thống giao thông Malaysia bắt kịp với mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2020. Bước ngoặt nổi bật nhất của công tác CCHC trong thời kỳ này là sự ra đời của Ngày Công vụ 31/10, còn gọi là Ngày chất lượng (Hari Q), với mục tiêu là củng cố giá trị chất lượng trong các tổ chức, bao gồm cả ngành giao thông. Bên cạnh việc tổ chức Ngày chất lượng, Chính phủ còn ban hành 18 Thông tư hành chính bao gồm các chiến lược quản lí chất lượng và năng suất.
Từ năm 1993 trở đi, Chính phủ tiếp tục thi hành những biện pháp CCHC khác, trong đó có sự ra đời của “Hiến chương khách hàng” nhằm tăng cường sự thân thiện giữa các cơ quan công vụ đối với khách hàng. Đây là văn bản cam kết của các cơ quan với khách hàng, được quy định dán công khai tại các trụ sở cơ quan.
Chính phủ còn tiến hành cấp chứng chỉ công nhận tiêu chuẩn ISO 9000 cho một số cơ quan công vụ, với mong muốn đưa dịch vụ công nước nhà đạt chuẩn quốc tế.
Thời kỳ này còn đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, với việc hình thành siêu hành lang đa phương tiện MSC và thành phố ảo Cybercity. Bất chấp sự suy thoái kinh tế vào cuối những năm 90, Chính phủ vẫn không ngừng đầu tư vào các dự án MSC và Cybercity.
Về phần mình, khu vực nhà nước cũng đang trong quá trình xây dựng một Chính phủ điện tử với việc đưa ra mạng lưới dịch vụ công, trao đổi dữ liệu điện tử. Hiện nay, Malaysia đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống Chính phủ điện tử để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ công ngang tầm với các quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực.
Trên suốt trục lộ chúng tôi đi qua, đường được phân luồng và cọc tiêu biển báo rất đầy đủ. Cứ khoản vài km lại có một trạm điện thoại công cộng để lái xe có thể gọi sửa chữa hoặc báo trong trường hợp khẩn cấp; chừng 20 km thì lại có một nhà vệ sinh thật khang trang và đặc biệt là miễn phí nhưng rất sạch sẽ, làm chúng tôi nghĩ những thủ tục khó khăn mà bạn Tâm-gđ Công ty TNHH Rạng Đông phải đối phó khi muốn xây dựng những trạm dừng nghỉ tương tự cho khách liên tỉnh ở Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột…mà nhói cả tâm can!(Chả hiểu gs Tài, Ptgđ công ty Samco cùng đi, có chia sẻ ý tưởng này không?)
– Phí cầu đuờng bộ 12cent/1km,
– Trihaw là loại xe đạp 3 bánh như cyclo Việt Nam nhưng người lái ngồi bên tay phải của khách.
– Xe ở đây họ cho quảng cáo thỏai mái chứ không bị cấm như ở thành phố HCM.
Phương tiện đi lại,
Với nền công nghiệp ô tô được nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ, thu nhập bình quân của người dân vào mức $11.000 (2010) cùng hệ thống đường sá hiện đại và cùng khoảng cách đi làm xa, ô tô là phương tiện giao thông khá phổ biến tại Kuala Lumpur nói riêng và Malaysia nói chung. Đối với các học viên Việt Nam sống và học tập tại Malaysia trong thời gian ngắn, các phương tiện giao thông công cộng là hình thức đi lại chủ yếu. Một mạng lưới rộng khắp các bến tàu, bến xe bus sạch sẽ, an toàn giúp việc di chuyển ở Kuala Lumpur rất dễ dàng và thuận tiện.
a. Tàu điện
Kuala Lumpur có hệ thống tàu điện khắp thành phố, kết nối nhiều điểm du lịch, mua sắm khác nhau và kết nối thủ đô với các thành phố vệ tinh khác. Trên bản đồ hệ thống tàu trên, tính đến tháng 5/2013 KL Sentral là ga trung tâm và cũng là ga trung chuyển của 4 tuyến tàu, ngoại trừ tuyến Monorail và Ampang – Sri Petaling.
Bến đầu tiên của tuyến Monorail da cam bắt đầu từ một bến KL Sentral khác nằm trong khoảng cách đi bộ từ KL Sentral nói trên, bến cuối cùng là Titiwangsa. Tuyến này đi gần khu China Town của người Hoa và các khu mua sắm lớn như Sungei Wang, Bukit Bintang. …Toàn bộ đường ray của tuyến Monorail đều nằm trên cao, đi suốt cả chiều dài tuyến sẽ thấy được nhiều cảnh đẹp của thủ đô Kuala Lumpur.
Tuyến màu tím nhạt là tuyến LRT Kelana Jaya, đi qua những điểm du lịch nổi tiếng như Central Market (Pasa Seni), gần khu China Town, bến Majid Jamek qua thánh đường Hồi giáo nổi tiếng Majid Jamek và bến KLCC dừng tại chân tháp đôi Petronas;
Tuyến màu vàng và xanh lá cây là tuyến LRT Ampang, Sri Petaling, đây là tuyến ít đi đối với các học viên Việt Nam;
Tuyến màu tím đậm và xanh lá cây đậm là tuyến KLIA Transit/Ekpres, là tuyến tàu nhanh đi từ KL Sentral tới sân bay quốc tế KLIA, có ít bến dừng và giá vé cao hơn hẳn các tuyến khác. Tuyến tàu này có dừng tại Putrajaya/Cyberjaya, là trung tâm hành chính mới của Malaysia;
Tuyến màu đỏ là tuyến tàu KTM Klang – Batu Caves (động Batu), còn tuyến màu xanh da trời là tuyến KTM Seremban – Rawang; Đây cũng là phương tiện có giá vé rẻ nhất trong các loại tàu tại Malaysia.
Thời gian hoạt động của các tuyến tàu thường từ 6h sáng đến 12h, tuy nhiên đây là thời gian tới hoặc rời bến cuối cùng, nên cần chú ý thời gian tàu qua bến mình cần xuất phát.
Giá vé tàu và thời gian chờ tàu chênh lệch nhau tương đối. Các tuyến KTM (Klang và Seremban) có giá vé rẻ hơn, số lượng toa tàu dài hơn và thời gian chờ tàu tương đối lâu (tầm 10-20 phút). Các tuyến LRT và Monorail thời gian chờ tàu tương đối ngắn, chỉ tầm 2-5 phút. Tuyến KLIA Express / Transit thời gian chờ tàu cũng lên tới 10-20 phút. Vào giờ cao điểm sẽ có các chuyến tàu tăng cường, đặc biệt là hai tuyến KTM, do đó thời gian chờ tàu sẽ ngắn hơn.
Tại mỗi bến tàu đều có quầy bán vé và máy bán vé tự động. Quầy bán vé thường đóng cửa trước lúc 10 hoặc 11 h, tùy bến, còn các cây bán vé hoạt động 24/24, trừ khi đang trong thời gian bảo dưỡng. Cây bán vé tự động của tàu KTM khá cũ và kén chọn tiền, thường chỉ chấp nhận tiền xu và tiền giấy cũ.Vé tàu LRT và Monorail có thể được mua ở cùng một cây bán vé tự động, hiện đại và dễ dàng hơn cây bán vé của KTM với màn hình cảm ứng rộng, và chấp nhận mọi loại tiền Ringgit. Có một chú ý nhỏ về mệnh giá thanh toán tại cây bán vé tự động. Người mua không thể thanh toán một số tiền nhỏ với tờ tiền có mệnh giá lớn. Ví dụ, nếu mua vé tàu cho 2 người hết 3RM, bạn có thể dùng tờ tiền mệnh giá 5RM, 10RM nhưng không thể trả bằng tờ 50RM, trong khi mua vé tàu cho 30 người hết 45RM, tờ 50RM sẽ được chấp nhận. Mệnh giá tiền được chấp nhận hiện ra ở góc phải bên dưới của màn hình cảm ứng.
b. Xe bus
Mạng lưới xe bus nối KL với ngoại ô và các khu vực nội KL khá dày đặc, tuy nhiên thời gian chờ xe bus và số xe bus phụ thuộc vào từng tuyến và nơi ở/nơi đến của học viên. Để tham khảo tuyến xe bus, đây là website chính thức của MyRapid KL với đầy đủ thông tin chi tiết về các tuyến xe bus và các điểm dừng. Ngoài ra,tại nhiều bến đợi xe bus đều có biển chỉ dẫn hoặc tại các Sentral (ga trung tâm) đều có quầy thông tin hoạt động.
Giá vé xe bus thường từ 1 – 3RM, thời gian hoạt động từ 6:00-23:00.Ngoài ra, trong thủ đô còn có dịch vụxe bus du lịch 2 tầng KL Hop- on Hop-off với vé có giá trị trong ngày, xe đi qua nhiều điểm du lịch nổi tiếng của KL và có wifi miễn phí cũng như thông tin du lịch được chia sẻ qua tai nghe để sẵn trên xe bus.
Có hai tuyến xe bus miễn phí là Purple Line xuất phát từ khu Central Market (Pasa Seni) và đi tới khu mua sắm sầm uất Bukit Bintang, tại đây có Green Line đi vòng quanh KLCC. Để phân biệt tuyến xe bus miễn phí, không nên dựa vào màu xe mà cần dựa vào dòng chữ Purple Line hoặc Green Line chạy ở đầu xe.
c. Taxi
Taxi ở Malaysia nói chung và KL nói riêng không thuận tiện và “trung thực” như taxi ở Việt Nam. Taxi bình dân thường được sơn màu đỏ-trắng là loại taxi phổ biến nhất, bên cạnh đó còn có taxi sơn màu vàng, màu xanh lá cây…. Giá km đầu tiên là 3RM, những km tiếp theo khoảng 1RM/1km. Taxi màu xanh đậm là loại cao cấp hơn và cũng đắt hơn (6RM/km đầu tiên, 2RM cho những km tiếp theo).
Ngoài ra còn có những phụ phí như 1-2RM/hành lý để cốp xe. Vào nửa đêm (từ 00:01-5:59), sẽ có phụ thu 50% giá trên comteurmeter. Ví dụ nếu giá hiện trên đồng hồ là 10RM thì bạn sẽ phải trả thêm 5RM, tồng là 15RM. Vào giờ cao điểm hay tắc đường, giá taxi cũng cao hơn do ngoài tính bằng Km, giá taxi còn được tính theo thời gian chạy.
Tuy nhiên, vấn đề lớn với taxi ở KL cũng như Malaysia là họ thường không chạy theo đồng hồ. Do đó, trước khi đi taxi, bạn nên thông báo điểm đến và hỏi giá để coi lái xe chạy theo meter hay trả giá. Nếu nói giá cố định mà bạn không biết chắc khoảng cách mình đi giá phổ biến là bao nhiêu, thì nên tìm một chiếc taxi khác. Ngoài ra, tại các bến xe trung tâm hoặc các trung tâm thương mại lớn đều có taxi ticket counter, bạn có thể mua vé xe taxi ở đó, tuy giá cao hơn chạy theo meter một chút nhưng rẻ hơn so với việc phải mặc cả.
Kết thúc cuộc hành trình,
Tuy Sing-Mã đất liền đất-sông liền sông và từng cùng chung dưới một mái nhà như thế, nhưng cho đến nay sau khi tách ra, họ vẫn còn đang tranh chấp nhau về chủ quyền của 3 hòn đảo, phải đưa ra tòa án công lý quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc xét xử.
Hoặc khi xem film 4 chiều mà bạn đã tự hào là rạp hát 4D (tạo cả gió, mưa, thọt lét khách xem phim…) lớn nhất châu Á? nhưng khi về đến quê nhà mới biết nay họ đâu có thể sánh bằng Khu du lịch Suối Tiên của Tgđ Vui, đã xây dựng một phim trường loại này với công nghệ Mỹ hiện đại hơn nhiều!
Nói chung, qua những gì mắt thấy tai nghe của những ngày thăm viếng hai anh bạn láng giềng của chúng ta, chúng tôi không thể không có những so sánh nhỏ qua 3 motto du lịch của ba quốc gia.
Thái Lan với “Thái Amazing – Thái Lan kinh ngạc-sinh động”, Singapore với “Uniquely Singapore – Singapore độc đáo’, Malaysia với “Truly Malaysia – Đích thực Malaysia” ta thấy họ có những triết lý thu hút khách du lịch đúng nghĩa của nó.
Còn Việt Nam ta với “Việt Nam, the hidden Charm – Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn” nghe cũng thú vị đấy! nhưng tìm mãi hình như chúng tôi chỉ thấy nét tìm – lẩn mất đâu đó – chứ nét ẩn-hiện lên cho người ta có thể nhận diện được dung nhan- thì hình như ít quá, ít đến nỗi không tìm thấy được, có phải vậy không các bạn?
Và nếu thế thì mời các bạn, mỗi một chúng ta “hãy tự refresh tư duy của mình” để cung ứng hoặc chọn lựa chọn nhân tài ra giúp nước ngay từ trong trứng nước như nền giáo dục Singapore đang làm, điều mà chính cha ông chúng ta cũng từng làm thuở trước đấy thôi: “Thế nước tuy mạnh yếu khác nhau… nhưng hào kiệt thời nào cũng có” và các bạn thử xem ngay trong triều đại phong kiến gần nhất chúng ta là Nguyễn Gia Long, có ai không thi đỗ mà được làm quan?!
Nói thế để thấy rằng tương lai tươi sáng cho một Việt Nam thân yêu của chúng ta vẫn còn phía trước:
“Biển xanh là hy vọng
Cát trắng nuôi dã tràng
Em như sương buổi sáng
Ta thấy lòng hân hoan”
và chúng ta có quyền kỳ vọng ở một ngày mai không xa ấy! Còn bây giờ chúng ta thật sự phải nói lời từ biệt “Selamat tinka-Tạm biệt lần cuối” với Singapore và đất nước Malaysia mà họ đã tự hào rằng “To know Malaysia is to love Malaysia”, nhưng chưa nói được tiếng “Saiya chinta badama-Anh yêu Em” với một bóng hồng nào đó, hỏi có tiếc không các bạn?