
GTVT ĐĐ 5 – GTVT INDONESIA
Tiếp theo các bài GTVT ĐĐ 4 viết về GTVT Hàn Quốc, giới thiệu những điểm nổi bật về GTVT ở một quốc gia cách đây chừng 50 năm họ không có gì hơn VN ta, nhưng bây giờ nếu so sánh giữa ta và họ, thì khoảng cách xa ngàn dặm!
Kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu về GTVT Indonesia, một quôc gia thuộc cộng đồng ASEAN ở gần chúng ta hơn mà tôi đã có dịp đến tham quan, học tập nhân chuyến “Study tour” cùng đoàn công tác Sở GTVT TP. HCM và WB, vào các ngày 14-25/11/2010.
Rời Hồng Kông, Sáng chúa nhật, lúc 6h30 xe đón ra sân bay đi Indo, với dự kiến hành trình bay khoảng 4g sẽ đến Indo!Từ Hồng Kông sang Indo, chúng tôi lần đầu tiên đi loại máy bay 777-300ER, loại máy bay lớn, với ghế ngồi rộng thoáng,khoan hành lý cao đến mức tiếp viên nữ không đẩy được, toilet cũng được thiết kế khác và rộng hơn khổ thường thấy!
Đường bay từ Hồng Kông sang Indo dài đến 3.261 km, trên thực tế đã phải mất đến 3g58’ và đây là chuyến bay non stop.
Giới thiệu thêm một chút về Jakarta,
Jakarta nằm trên bờ biển tây bắc của Java, tại cửa sông Ciliwung đổ ra vịnh Jakarta Bay, nối với biển Java. Jakarta có tên đầy đủ là Tỉnh Đặc khu Thủ đô Jakarta (tiếng Indonesia: Propinsi Daerah Khusus Ibukota Jakarta, viết tắt là Propinsi DKI Jakarta hoặc DKI Jakarta) là thủ đô của Indonesia. Nó là một tỉnh của Indonesia. Trước đây được biết đến như là Sunda Kelapa, Jayakarta và Batavia. Jakarta tọa lạc trên bờ tây bắc của Đảo Java, có diện tích 661 km² và dân số 8.792.000 người( năm 2004). Jakarta đã phát triển hơn 490 năm và hiện là vùng đô thị có mật độ dân cư xếp thứ 9 thế giới với 44.283 người/dặm vuông. Vùng đô thị Jakarta được gọi là Jabotabek và có 23 triệu người và nó bao gồm Vùng Đại đô thị Jakarta-Bandung.
Thủ đô Jakarta của Indonesia là một thành phố náo nhiệt và ồn ào. Lịch sử của thành phố bắt nguồn từ một cảng nhỏ ở cửa sông Ciliwung của vương quốc Hindu Pajajaran vào thế kỉ mười bốn. Nghe tiếng tăm của hòn đảo gia vị ( Spice Island ),những người Bồ Đào Nha đã đến đây và định cư. Thủ lĩnh Hồi giáo Fatahilla đã đem quân tới xâm chiếm khu cảng, tiêu diệt những người lính thuỷ thủ Bồ Đào Nha và đặt lại tên cảng từ Sunda Kelapa thành Jayakarta, có nghĩa là “Chiến thắng vang dội” để đánh dấu sự bại trận của vương quốc Hindu và những liên minh ngoại quốc. Sự kiện này diễn ra vào khoảng năm 1527, đánh dấu sự ra đời của thành phố Jakarta .
Jakarta nằm trên vùng phù sa châu thổ ở phía bắc biển Java và có nhiệt độ nóng ẩm quanh năm. Người dân của thành phố thường đến từ những vùng lân cận của Java như Sumatera, Bali và Sulawesi . Trải qua nhiều thế kỉ, họ vẫn giữ gìn những nét văn hoá gốc của dân tộc mình, và cũng mở rộng phát triển giống nòi với những tộc người khác tại đây đã làm nên một dân số đa dạng với những nét văn hoá kết hợp đặc sắc.
Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta,
Sân bay quốc tế duy nhất này của thành phố nằm ở phía Tây Bắc, cách trung tâm khoảng 20 km. Sân bay hoạt động từ năm 1985 và nhà ga 2 được mở cửa năm 1992 thay thế cho Sân bay Kemayoran (các chuyến bay quốc nội) ở Trung tâm Jakarta, và Halim Perdanakusuma (các chuyến bay quốc tế, vẫn còn hoạt động) ở Đông Jakarta.
Người Indonesia gọi sân bay này là Cengkareng. Sân bay có diện tích 18 km², có 2 đường băng và 2 nhà ga chính với nhà ga 1 phục vụ hai hãng Garuda Indonesia và Merpati Nusantara Airlines, nhà ga 2 phục vụ các hãng khác. Sân bay được đặt tên theo tên vị tổng thống thứ nhất của Indonesia Soekarno, và phó tổng thống thứ nhất Mohammad Hatta. Đây cũng là một trong các sân bay bận rộn củathế giới!
Khách sạn Mulia,
Năm 2004,trong chuyến công tác nghiên cứu BRT Jakarta, do tổ chức Hourtrans-JICA, Nhật Bản đài thọ, chúng tôi đã có dịp lần đầu tiên đến thủ đô của nước Indonesia,mà thời Trung học khi học môn địa lý, với cái tên là nước Nam Dương.. Lần đó chúng tôi lưu trú ở KS Narita (Nhật mà)!
Ký này khi đến Indo chúng tôi được lưu trú ở Khách sạn Mulia, một loại khách sạn sang trọng 5*, tuy ở xa trung tâm một chút, nhưng lại thoáng mát! Ở đây chúng tôi được Mr André khuyến cáo hãy sử dụng xe Taxi “Blue bird” hoặc “Silver bird” để khỏi bị móc túi, và hướng dẫn một số thông tin để anh em khỏi tìm kiếm mất công! Lúc đầu, chúng tôi nghĩ kinh nghiệm quốc tế của chuyên gia WB xuất sắc thật, nhưng kiểm tra lại thì bạn André quá rành vì đây là quê hương thứ hai của anh ấy (quê vợ)!
Lần đó khi Jakarta lần đầu tiên tổ chức BRT và bước đầu thành công nên đã là mô hình mẫu ở Đông Nam Á, có khá nhiều nước đến học tập.Lần này, may mắn thay trong đòan chúng tôi, lại có đến hai nhân vật được quay trở lại thành phố này một lần nữa và cũng chỉ trong một nhiệm vụ duy nhất là nghiên cứu BRT, đó là Tôi và Anh Võ Quốc Thắng, Văn Phòng UBND TP HCM!
Giao thông ở Jakarta có lẽ là vấn đề duy nhất của thành phố. Vào giờ cao điểm, bạn có thể gặp tắc đường tới vài tiếng đồng hồ và trong lúc mơ đến những phương tiện siêu tốc và thuận tiện như tàu điện ngầm cho thành phố này, tốt hơn hết ta nên học cách kiên nhẫn và tránh giờ cao điểm nếu có thể. Ở những quận nghèo hơn như North Jakarta, mức độ hỗn loạn của giao thông có lẽ lớn lớn hơn những quận cao cấp khác (như South Jakarta chẳng hạn).
Phương tiện giao thông công cộng trong thành phố
• Taxi
Có thể nói Taxi ở Jakarta giá tương đối rẻ và dễ dàng đón được ở bất cứ đâu. Với điều hoà nhiệt độ, taxi có thể nói là phương tiện đi lại thuận lợi nhất ở thành phố này, nhất là với khí hậu nóng ẩm.Tuy nhiên, bạn luôn cảnh giác xem tài xế có sử dụng đồng hồ tính tiền hay không và họ đã hiểu rõ bạn muốn đi đâu hay chưa.Nếu không cảm thấy tin tưởng hay thoải mái, bạn hãy xuống xe và tìm một chiếc khác.
Cách tốt nhất để có một chiếc taxi an toàn là nhờ quầy tiếp tân ở khách sạn gọi giúp bạn. Còn Mr Andre đã khuyên chúng tôi nên sử dụng xe của 2 hàng nổi tiếng ở đây là: Blue Bird Taxi: (62)(21) 325607, 3143000; Silver Bird: (62)(21) 7941234, 7981001
•Mikrolet,
Loại phương tiện này có ba bánh, giống như xe lam mà ở VN ta thường biết, có chỗ chở khách ở đằng sau người lái. Mặc dù không thoải mái và tiện nghi như xe bus đặc biệt nếu bạn cao lớn hoặc không thể ngồi bó gối, nhưng nó rất tiện lợi cho những quãng đường nhỏ mà xe bus không vào đến. Đây cũng là một cách đi lại rất kinh tế nữa!
• Bemos,
Một loại bus nhỏ có thể chở tám hành khách, cũng có những ưu và nhược điểm như Mikrolets.
• Bajai.
Giống như xe lam, có thể chở tối đa hai khách, rất thuận lợi để di chuyển với những quãng đường ngắn. Bạn nên mặc cả giá tiền phù hợp với quãng đường đi trước khi lên xe.
• Kacil
Giống như Bajai nhưng đỡ ô nhiễm hơn, và có bốn bánh. Với phương tiện này cũng phải mặc cả nhưng với một quãng đường ngắn, giá một chuyến thường khoảng IDR 5000.
• Tàu
Trên đảo Java, tàu thường dùng để đi lại giữa những thành phố lớn. Các tuyến đường thường bắt đầu ở Jakarta và kết thúc ở Surabaya , phía tây đảo. Hai địa điểm này được nối liền bởi hai tuyến chính; một tuyến đi về phía Nam qua Yogykarta và một tuyến khác ngắn hơn qua Semarang ở phía Bắc.
Có bốn chuyến tàu chạy hàng ngày từ Surabaya tới Jakarta , chạy trong mười hai tiếng. Những thành phố khách có chuyến tàu hàng ngày đi tới như Cirebon , Bogor và Bandung
Có nhiều loại tàu để bạn lựa chọn, với những bảng giờ chạy, tiện nghi khác nhau. Tàu duy nhất tiện nghi và có điều hoà nhiệt độ là Executive. Tuỳ vào từng hạng tàu và hạng chỗ giá vé có thể chênh lệch từ IDR30.000 đến IDR300.000 cho cùng một tuyến đường.
BRT Jakarta,
Ngày 5/6/2011, Đoàn công tác đến thành phố Jakarta-Indonesia.Buổi sáng hôm sau, Đoàn đã làm việc với Sở giao thông vận tải thành phố, đồng thời được các chuyên gia của Viện chính sách phát triển GTVT Indonesia, đưa đi tham quan một số công trình BRT đang được khai thác.
Jakarta là một thành phố thủ đô của Indonesia, có diện tích 661 km2, với dân số 9,3 người(2010), với tỉ lệ phát triển dân số vào khoảng 2,1 %/năm; còn nếu tính cả vùng Jakarta-Bangdung kế cận, dân số lên đến 23 triệu dân, tỉ lệ phát triển dân số lên đến 2,8% .
Đặc điểm nổi bật nhất ở đây, là một thành phố được ghi nhận như sau:
– Số lượng xe mô tô hiện có đến 6,7 triệu chiếc, với tốc độ phát triển khá cao: 11% /năm;
– Mỗi ngày có thêm gần 300xe ô tô nên tình trạng kẹt xe ngày càng tăng. Tổn hại do nạn kẹt xe lên đến 12,8ngàn tỉ IRp/năm.
Ba chiến lược phát triển trong kế hoạch tổng thể của ngành giao thông vận tải Jakarta là:
– Phát triển vận tải công cộng (bao gồm MRT tức subway, LRT tức monorail, BRT tức Busway),
– Quản lý Cầu đi lại về vận tải (Tổ chức tích hợp 3 phương thức thành một hệ thống, thu phí sử dụng đường, hạn chế chỗ đậu đỗ xe);
-Cải thiện khả năng thông qua của mạng lưới đường (đậu đỗ xe, mạng lưới đường, làn dành riêng cho người đi bộ, hệ thống giao thông thông minh…).
Về tầm nhìn và chiến lược phát triển của hệ thống BRT Jakarta:
– Busway là phương thức VTHKCC nhanh-an toàn-hiệu quả-nhân bản và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế;
– Cải tạo hệ thống VTHKCC Jakarta và cách đi lại của người sử dụng phương tiện VTHKCC;
– Cung cấp một dịch vụ VTHKCC chất lượng tốt, đáng tin cậy và công bằng đối với cả người sử dụng và nhà điều hành.
Về mục tiêu của hệ thống Busway Jakarta là:
– Gia tăng số chuyến đi của hành hành thông qua sự cung cấp một dịch vụ tiện nghi;
– Thiết kế một hệ thống VTHKCC với làn đường dành riêng nhằm tăng tốc độ vận doanh, rút ngắn thời gian đi lại cho hành khách;
– Tạo một hệ thống VTHKCC với dịch vụ đúng giờ, nhằm cải thiện cả tính hiệu quả của những nhà khai thác vận tải;
– Thực hiện một hệ thống vé bán trước, liên thông và đạt hiệu quả cao.
Một số chỉ tiêu liên quan đến hoạt động BRT ở Jakarta:
Chiều dài các tuyến: 172km (10 hành lang), bình quân một tuyến dài 17km; có tổng cộng 184 nhà chờ, bình quân 1km/1 nhà chờ; đoàn xe có 523 chiếc, số depot khai thác là 8, có 6 trạm bơm CNG,giá vé 3.500 IDR/lượt (#8.500VND) vào giờ thường và hạ giá chỉ còn 2.000 Irp(#5.000VND) vào 5-7 giờ sáng! BRT gồm có 8 nhà khai thác.
Trước khi trở lại Jakarta, chúng tôi đã có thông tin, ngày nay họ là một trong những mô hình BRT không mấy thành công trên thế giới, đặc biệt là khi so sánh với những tuyến BRT mới mở như BRT Quảng Châu.
Thế nhưng qua làm việc với họ, chúng tôi lại nhận thấy họ vẫn phát triển khá vượt bậc,vì từ năm 2004,họ mới đưa vào khai thác tuyến số 1, nhưng đến nay họ đã sắp đưa vào sử dụng tuyến thứ 11/15 tuyến theo kế hoạch tổng thể và đang chuẩn bị cho công việc phát triển VTHKCC khối lượng lớn như Monorail và Metro.
Nói chung, à họ đang đi theo đúng hướng, sau khi phát triển xe buýt đến một qui mô lớn, họ chuyển sang phát triển mô hình BRT là mô hình vận chuyển khối lượng lớn tương đương với sức chở của metro, nhưng chi phí đầu tư thấp hơn và đặc biệt là thời gian đầu tư nhanh hơn nhiều.
Kết quả hoạt động BRT Jakarta,hệ thống Transjakarta đã phục vụ hơn 300 triệu lượt phục vụ cho hành khách, từ năm 2004 cho đến năm 2010, có lẽ do số lượng hành khách này ít nên ngày nay người ta cho rằng đến Jakarta sẽ thấy BRT không mấy thành công!? Thế nhưng theo cá nhân tôi họ đã thành công không chỉ trong việc thay đổi thái độ cùa người sử dụng phương tiện, mà còn cho cả đối tượng chính phủ và nhà khai thác.
Đó là nhìn tổng thể về hệ thống VTHKCC, còn xét ở từng góc cạnh, chúng tôi nhận thấy cũng có một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ hệ thống GTCC ở thành phố Jakarta như:
–Một là, về quan điểm về phát triển hệ thống BRT Jakarta không khác gì ở Quảng Châu: “Think rail, use buses” tức là “suy nghĩ, tư duy là xe điện nhưng chỉ sử dụng xe buýt”, do những tính chất của loại hình này:“Làn đường dành riêng-chạy xe theo biểu đồ-dừng đỗ ở một nơi chắc chắn, đầy đủ tiện nghi-sử dụng hệ thống vé bán trước và sức chở lớn”.
Hai là, trong tổ chức quản lý và điều hành hệ thống BRT, ở tuyến đầu tiên họ áp dung phương thức là: “Nhà nước đẩu tư cả cơ sở hạ tầng việc mua sắm phương tiện”, nhà khai thác chỉ lo vận hành hệ thống.
Sau đó, bắt đầu từ tuyến số 2, họ lại nâng cấp lên một bước, mà các nước tiên tiến đều làm là chỉ đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, còn việc mua sắm phương tiện giao về cho các nhà khai thác đầu tư.Thế nhưng, đến tuyến số 10, họ lại quay về công thức cũ, là việc mua sắm phương tiện nên để nhà nước lo luôn, nhằm đồng nhất hệ thống phương tiện ở một thành phố.
Ba là, để hệ thống BRT hoạt động hiệu quả, họ có điểm hay là chấp nhận cho xe BRT được thiết kế cửa mở cả hai bên, tùy theo điểu kiện tuyến được bố trí mà khách có thể lên xuống ở bên trái hoặc bên phải, mặc dầu họ vẫn sử dụng chiều lưu thông bên phải như ở ta./.
(LTT -31/5/2016)