KHÔI PHỤC KINH TẾ TP.HCM NHƯ THẾ NÀO SAU GIÃN CÁCH XÃ HỘI DO DỊCH COVID-19

  1. Homepage
  2. Tin tức và Sự kiện
  3. Quan điểm hiệp hội
  4. KHÔI PHỤC KINH TẾ TP.HCM NHƯ THẾ NÀO SAU GIÃN CÁCH XÃ HỘI DO DỊCH COVID-19
ảnh

TTO – Hôm nay (5-5), UBND TP.HCM dành trọn một ngày cùng 50 doanh nghiệp nhiều lĩnh vực, đại diện 14 hiệp hội ngành nghề và lãnh đạo 11 sở ngành, đơn vị liên quan, các chuyên gia kinh tế bàn các giải pháp khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM 2020.

Dịp này, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM trình bày kịch bản tăng trưởng kinh tế TP.HCM và những triển vọng phát triển trong bối cảnh hiện nay.

Các chuyên gia kinh tế sẽ đóng góp các giải pháp để vừa tích cực phòng ngừa bệnh dịch, vừa hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh với những đề xuất về các chính sách lâu dài.

Nhiều chỉ số tăng trưởng giảm trong quý 1

Theo UBND TP.HCM, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế – xã hội của TP.HCM. Tổng sản phẩm trên địa bàn TP (GRDP) 3 tháng đầu năm ước chỉ tăng 0,42% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 7,64%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 12,3%). Khách quốc tế đến TP giảm 34,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 14,1%).

Cũng trong quý 1-2020, TP.HCM có hơn 1.350 DN giải thể, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ đạt 1,05 tỉ USD, giảm gần 33% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng hoạt động thu ngân sách gặp khó khăn khi trung bình mỗi ngày làm việc chỉ thu gần 899 tỉ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt 55% so với mức thu trung bình TP phải thu theo dự toán năm 2020 (hơn 1.636 tỉ đồng/ngày).

Vì lý do trên, chỉ tiêu dự toán năm 2020 của TP là 405.828 tỉ đồng chắc chắn sẽ rất khó đạt được, nếu không có những giải pháp hiệu quả khôi phục nền kinh tế TP, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.

Từ thực tế trên, xác định “mỗi DN là một chiến sĩ”, ông Lê Thanh Liêm – phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM – cho biết TP sẽ tổ chức nghiên cứu, xây dựng kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế từng quý và cả năm 2020, dự báo đánh giá chỉ số từng ngành, lĩnh vực; qua đó có giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên, tiềm năng, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn vào GRDP nhằm đạt mức tăng trưởng cao nhất.

Chính sách phải nhanh hơn

Các siêu thị tại TP.HCM gia tăng khuyến mãi để thu hút khách hậu COVID-19

Đừng cải cách bằng câu chữ

Ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) – cho biết hiệp hội đã có rất nhiều kiến nghị lên TP.HCM cũng như Chính phủ về giải quyết khó khăn cho DN và thị trường bất động sản.

Trong đó nổi bật là vấn đề về dự án nhà ở có xen kẽ đất do Nhà nước quản lý và quy trình cấp phép một dự án bất động sản có đất hỗn hợp.

Vận tải chờ giải cứu

Ông Lê Trung Tính – chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM – cho hay đợt dịch vừa qua, các doanh nghiệp đang vay lãi ngân hàng phải chịu cảnh không hoạt động nhưng các chi phí vận tải vẫn phải nộp.

Ông Tính cho hay hiệp hội đã kiến nghị các sở, ngành tháo gỡ các vướng mắc, trong đó miễn giảm phí bảo trì đường bộ, phí bảo trì hệ thống GPS, giảm thêm lãi suất ngân hàng.

“Các sở, ngành nên có giải pháp miễn phí vào bến bãi cho các doanh nghiệp vận tải, 3 bến xe lớn là An Sương, Miền Đông, Miền Tây nên làm đầu tiên để các đơn vị khác noi theo” – ông Tính kiến nghị.

* Sở GTVT kiến nghị UBND TP chỉ đạo các đơn vị, sở, ngành thực hiện các biện pháp cơ cấu trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giảm phí, miễn giãn thuế và các chính sách cho người lao động.

Đồng thời UBND TP sớm có kiến nghị xem xét miễn giảm phí bảo trì đường bộ đến tháng 6-2020. Đối với đơn vị đã đóng cả năm được xem xét chuyển đóng cho thời gian kế tiếp.

ĐỨC PHÚ

Tính Trung

Author Since:  20 Tháng Năm, 2019

Leave a Reply