
Trong buổi trực Tư vấn pháp luật ngày 29 tháng 6 năm 2018 tại Văn phòng Hiệp Hội Vận Tải Hành Khách LT & DL TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận được câu hỏi: Phân biệt Vi bằng và văn bản công chứng. Ban Tư Vấn Pháp Luật nhà nước xin được trả lời như sau:
Vi bằng | Văn bản công chứng | |
Chủ thể lập | Thừa phát lại | Công chứng viên |
Nội dung | Ghi nhận lại những sự kiện, hành vi khách quan theo yêu cầu của các chủ thể.Không thừa nhận hay đánh giá tính hợp pháp của các sự kiện, hành vi, quan hệ xã hội… chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế | Chứng nhận và bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc các trường hợp luật định |
Giá trị | Giá trị chứng cứ | Giá trị chứng cứCó hiệu lực thi hành |
Hậu quả pháp lí | Không phải là hợp đồng giao dịchCác bên tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình | Hợp đồng, giao dịch có hiệu lực thi hành đối với các bên trừ trường hợp Tòa án tuyên là vô hiệu |
Lưu trữ | Đăng ký 1 bản tại Sở Tư pháp1 bản cho người yêu cầu1 bản lưu tại văn phòng Thừa phát lại | Các bên liên quanLưu tại Văn phòng Công chứng |
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp | Tòa án | Tòa án |
Căn cứ pháp lý:
- Luật Công chứng 2014
- Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sửa đổi bổ sung tại nghị định 135/2013/NĐ-CP)
Mọi thắc mắc, Quý anh chị vui lòng gửi email về Văn phòng Hiệp Hội Vận Tải Hành Khách LT & DL TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ phúc đáp trong thời gian sớm nhất
Trân trọng!
Ban Tư Vấn Pháp Luật