
Câu hỏi 1:
Trong dịch Covid19 đã và đang diễn ra, rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đã rơi vào tình cảnh khó khăn. Đơn cử như hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, phải giảm tuyến, giảm chuyến và ngưng hoạt động 1 thời gian. Tuy nhiên, khi được phép hoạt động trở lại thì cả hành khách và DN vận tải dường như cũng không mấy mặn mà. Ông có ý kiến gì về việc này không?
Trả lời 1:
Đó là một sự thật tai hại, đúng nghĩa của cụm từ “đại dịch”!
- Ngưng hoạt động hẳn một thời gian là một tai hại, đặc biệt đối với các chủ xe mua trả góp (phải vay vốn từ ngân hàng)!
- Khi phục hồi, do tính chất của dịch bệnh, TTg chính phủ chỉ cho phép chuyên chở tối đa 50% số ghế ngồi, chỗ đứng và đảm bảo giãn cách 2m) nên gần như là một nhiệm vụ bất khả thi! Vì trên thực tế, kinh nghiệm của giới VTHK chúng tôi cho thấy: tỉ lệ lợi dụng trọng tải chỉ 50% ít khi đủ vốn, chứ đừng nói đến lời!
- Bản chất của dịch bệnh Covid 19 là lây lan qua đường hô hấp nên khi Nhà nước cho phép xe hoạt động trở lại, tâm lý hành khách không mặn mà với sự quay trở lại sử dụng xe buýt là đúng!
- Cuối cùng là do “chất lượng dịch vụ cung ứng cho hành khách” của hệ thông xe buýt TP.HCM kém, nên càng không có gì hấp dẫn khách! Thực tế 5 năm qua sản lượng xe buýt ngày càng giảm, là một minh chứng! Nay muốn phục hồi lại là một bài toán thực sự nan giải!
Câu hỏi 2:
Là người gắn bó, am hiểu với ngành vận tải của TP suốt nhiều năm qua, theo ông, đâu là điểm yếu của hoạt động vận tải xe buýt?
Trả lời 2:
Điểm yếu nhất của ngành VTHKCC TP.HCM hiện nay có nhiều, nhưng tôi chỉ nhấn mạnh một số điểm chính là:
- Về khách quan, chính sách trợ giá cho xe buýt được TP quan tâm từ 18 năm qua, thậm chí chịu chi ra nhiều nữa là khác (Có năm trên 1.000 tỉ VND) nhưng thiếu một chính sách chủ động, rõ ràng, và dài hơi;
Còn những chính sách khác tối cần thiết như: Làn ưu tiên, hoặc dành riêng cho xe buýt; hệ thống trạm dừng, nhà chờ tiếp cận thuận lợi cho hành khách chưa tương xứng hoặc đảm bảo an ninh, an toàn cho khách đi xe (bị giựt dọc, móc túi) bị buông lỏng!...
- Về chủ quan,
- Do tệ trạng TP bị kẹt xe, mà xe hệ thống xe buýt chưa có làn ưu tiên hoặc dành riêng nên thời gian đi lại dài (lâu) hơn xe máy rất nhiều làm khách nản lòng!
- Chất lượng dịch cung ứng dịch vụ hành khách lẽ ra năm sau phải tốt hơn năm trước thì bây giờ ngày càng kém hơn (Thí dụ như: loại hình vé, hệ thống phân phối vé kém hơn), thời gian phục vụ trong ngày ngắn hơn, thời gian giãn cách từng chuyến dài hơn!
- Mạng lưới VTHK chưa liên tục cải tiến nhằm tránh trùng lắp…!
Câu hỏi 3:
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc trợ giá xe buýt và hiệu quả mang lại chưa thật sự tương xứng khi lượng hành khách giảm dần đều qua các năm. Đánh giá của Ông về việc này như thế nào?
Trả lời 3:
Đó là một nhận định chẳng có gì sai! Thực ra, thì để đáp ứng nhu cầu đi lại cho một thành phố hơn 10 triệu dân như TP.HCM hiện nay thì mức độ trợ giá hơn 1.000 tỉ /năm cũng không phải lớn lắm!
Tuy nhiên, xét trong bối cảnh Ngân sách thành phố hạn hẹp hiện nay thì với khoảng trên dưới 1.000 tỉ /năm mà sản lượng hành khách đi lại năm sau giảm hơn năm trước, là một điều đáng thực sự lo ngại!
Nếu chúng ta không sớm có cuộc “đại phẫu thuật và cách tân” hệ thống VTHKCC TP thì khó duy trì được chính sách trợ giá đầy ý nghĩa này!
Câu hỏi 4:
Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, vậy để các DN xe buýt có thể phục hồi, theo Ông đâu là những điểm cần phải làm ngay?
Trả lời 4:
Như các câu trả lời ở trên, để phục hồi lại hệ thống VTHKCC sau đại dịch Covid-19 là một bài toán nan giải. Thế nhưng không phải chúng ta không có cách!
Trước mắt theo tôi, Sở GTVT cần:
- Duy trì tần suất chạy xe hợp lý (10-15 phút/chuyến) thay cho 30 phút và thường xuyên (không nên thay đổi liên tục) làm nản lòng khách!
- Chấn chỉnh tình trạng càng chạy càng lỗ nên các DN/HTX không muốn chạy, xin giảm chuyến, dẫn đến tần suất hoạt động thưa khách người dân càng xa lánh xe buýt (một số hành khách đã trả lời phỏng vấn trên TV thời gian qua)!
- Sở GTVT cần báo cáo Thành phố xin chủ trương, quay lại thời kỳ đầu phục hồi hệ thống VTHKCC TP năm 2002, là Nhà nước bỏ tiền mua cả chuyến xe (tức là thanh toán tiền trợ giá theo số hành khách thực tế trên xe, chứ không khoán như hiện nay nữa!
- Sở GTVT nên nhanh chóng chỉ đạo TTGTCC tổ chức đặt hàng năm 2020 vì đến nay gần nửa năm 2020 mà chưa có đặt hàng; đồng thời duy trì cơ chế từ thời giám đốc Trần Quang Phượng là : Mỗi đầu tháng (tối đa là ngày 10 tây tháng đó) phải thanh quyết toán tiền trợ giá tháng trước và tạm ứng cho tiền trợ giá tháng này để các DN/HTX an tâm phục vụ!
Về lâu dài, sau 18 năm vực dậy hệ thống VTHKCC rồi cứ theo “lối mòn cũ” thì không thể giải quyết được việc từng bước phát triển hệ thống VTHKCC được! Những đổi mới cần thiết là:
- Nhanh chóng tổ chức làn đường ưu tiên hoặc dành riêng cho xe buýt, nhằm tăng tốc độ vận động rút ngắn thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người sử dụng!
- Cần cung ứng cho hành khách một dịch vụ theo định hướng khách hàng tức cung ứng những gì khách hàng cần có chứ không phải những gì ta đang có!
- Nhất thiết phải đấu thầu luồng tuyến bằng cách mở rộng điều kiện sách (không ngăn cản nhà đầu tư gia nhập thị trường như phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực VTVC, phải có bằng chuyên môn ngành VTĐB mới được …); Các ngành khác người ta đã tổ chức đấu thầu qua mạng! Ngành xe buýt hiện còn ì ạch chưa đấu thầu được là điều đáng lo!
- Hệ thống mạng lưới tuyến luôn được cải tiến hàng năm (cắt những tuyến dài trên 30 km thành 2 tuyến); bỏ những tuyến chạy xuyên tâm; bỏ hoặc chuyển xuống thành tuyến không trợ giá những tuyến không hiệu quả…);
- Tiếp tục tái cấu trúc mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ để cả hệ thống còn chừng 5-7 đơn vị mạnh!
Leave a Reply