Trả lời PV Đức Phú – Báo Tuổi trẻ – về dự báo tình hình hoạt động VTHKCC trong thời gian tới?

  1. Homepage
  2. Tin tức và Sự kiện
  3. Quan điểm hiệp hội
  4. Trả lời PV Đức Phú – Báo Tuổi trẻ - về dự báo tình hình hoạt động VTHKCC trong thời gian tới?
IMG_0644

Câu hỏi 1: Với tình hình dịch như hiện nay, liệu trong thời gian tới và có thể một vài năm tới tâm lý e ngại vì dịch sẽ khiến cho hành khách rời xa vận tải công cộng (xe buýt) nói riêng và vận tải khách nói chung?

Câu trả lời 1: Nếu tình hình địch bệnh hiện nay không thể khống chế tốt và công bố hết dịch vào giữa hoặc cuối năm 2022  thì chắc chắn rằng trong thời gian tới, nguy cơ hành khách xa rời vận tải hành khách công cộng xe buýt nói riêng và cả vận tải hành khách nói chung là điều khó tránh khỏi!

  

Câu hỏi 2: Có ý kiến cho rằng tâm lý e ngại đi các phương tiện công cộng nếu kéo dài dần dần sẽ làm thay đổi thói quen đi lại, ảnh hưởng đến các chính sách về phát triển giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân của TP mà thời gian qua TP dồn sức thiết lập. Ông đánh giá nhận định này ra sao?

Câu trả lời 2:

Sử dụng phương tiện công cộng để đi lại làm việc, học hành và vui chơi, giải trí là một yêu cầu rất khó thực hiện vì sự thiếu thốn, sự bất hợp lý của các hệ thống VTHKCC ở các thành phố đô thị.

Ở thời điểm hiện nay, tâm lý e ngại sử dụng phương tiện công cộng để đi lại là một thực tế khách quan, vì đây là loại dịch mang tính truyền nhiễm mà lại là đại dịch!

Thời gian công bố hết dịch càng dài thì tác động đến thói quen sử dụng phương tiện công cộng để đi lại càng lớn, dẫn tới thay đổi “thói quen đi lại” mà thành phố ta nhiều năm gầy công xây dựng là điều đáng lo và tệ hại nhất!

 

Câu hỏi 3: Trong thời gian tới và nhất là một vài năm tới khi tình hình dịch vẫn còn, Ông có góp ý gì cho chính quyền TP giải pháp, cách ứng xử với thực tế hiện nay để vực dậy vận tải hành khách công cộng ?

 Câu trả lời 3:

Không nghi ngờ gì nữa, khi tổ chức WHO và các chuyên gia trên thế giới đã dự liệu ít nhất đại dịch Covid 19 cũng sẽ chỉ chấm dứt vào cuối năm 2023!

Chính vì thế cho nên ngay từ bây giờ khi hoạch định chính sách phục hồi và phát triển VTHKCC, chúng ta không thể chỉ nhìn ngắn hạn mà phải có tầm nhìn dài hạn, ít nhất là trong vòng 3-5 năm tùy theo lĩnh vực hoặc ngành, thí dụ: Vận tảỉ hàng hóa sẽ phục hồi trong vòng 1-2 năm, VTHK phải từ 2-3 năm; vận tải hàng không phải mất 3-5 năm!

 Với suy nghĩ này, theo tôi hiện nay: 

  • Giải pháp 1 ở tầm vĩ mô:
  • Thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm tránh những tác động xấu do chính sách này mang lại; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng chính sách tài khóa thông qua các gói tài trợ lớn đủ tầm, nhằm giúp các DN có điều kiện tái hoạt động;
  • Chính phủ cần cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện NQ406 ngày 19/10/2021 của UB TV Quốc hội, nhằm  hỗ trợ có hiệu quả cho người dân, DN bị tác động của đại  dịch Covid 19;
  • Giải pháp 2 là các bộ ngành như Bộ y tế:
  • Nên nhanh chóng ban hành văn bản thực hiện NQ109 của CP, sớm giao quyền xét nghiệm về cho các DN nhằm giảm chi phí và thời gian trong công tác này!
  • Về đối tượng cần xét nghiệm khi đi lại: Những ai đã có thẻ xanh được tham gia tất cả các hoạt động; chỉ những ai trong các trường hợp như chưa tiêm vaccine hoặc tiêm vaccine mũi 1 chưa tới 14 ngày!
  • Bộ tài chính:
  • Cần tăng mức giảm phí đường bộ lên khoảng 50% (thay vì chỉ 10-30%) và kéo dài thời gian được hưởng thêm đến 31/12/2022;
  • Bộ GTVT:
  • Bộ GTVT cho tới giờ phút này vẫn ra văn bản trả lời cho Hiệp hội Vata là buộc các DN/HTX phải gắn camera vào cuối 31/12/2021 là một vấn đề phi thực tế, không nhằm hỗ trợ cho DN /HTX đang khốn đốn vì dịch!
  • Trong khi Bộ đang đề nghị Chính phủ sửa đổi NĐ10 mà không nhân cơ hội này đề nghị CP điều chỉnh lùi thời hạn gắn camera để tối thiểu là 01/07/2023 nhằm nuôi dưỡng sức DN/HTX!
  • UBND TPHCM:
  • Thành phố ta chỉ tạm hoãn thu phí cảng biển từng 3 tháng một hoặc yêu cầu khối xe buýt phải gắn máy bán vé tự động cho toàn bộ hệ thống xe buýt TP để khi vận hành từ ngày 01/01/2022 không phải sử dụng tiền mặt là chưa phù hợp!
  • Hoặc việc tổ chức đấu thầu toàn bộ hê thống xe buýt theo lộ trình trước đây là vấn đề cần xem lại! trái lại nhân cơ hội này chúng ta phải thay đổi chính sách như chỉ tổ chức đấu thầu những tuyến tốt nhất: có ành khách đi lại nhiều nhất, có khả năng hòa vốn hoặc sinh lời…
  • Cần thiết kế lại kế hoạch dài hạn tối thiểu là 5 -10 năm để vực dậy hệ thống VTHKCC đang suy sụp nhiều năm qua, đặc biệt là kết hợp với việc xuất hiện của tuyến metro số 1 dự kiến hoạt động trong vài năm tới!

Lê Trung Tính,

Chủ tịch Hiệp Hội VT Ô Tô HK LT & DL TP.HCM

(23/10/2021)

Tính Trung

Author Since:  20 Tháng Năm, 2019

Leave a Reply