Ý kiến đóng góp báo cáo kết quả đề án: “Tổ chức các tuyến phố đi bộ trong khu vực trung tâm TP.HCM”

  1. Homepage
  2. Tin tức và Sự kiện
  3. Quan điểm hiệp hội
  4. Ý kiến đóng góp báo cáo kết quả đề án: “Tổ chức các tuyến phố đi bộ trong khu vực trung tâm TP.HCM”
IMG_0647

Ý kiến đóng góp báo cáo kết quả đề án:

“Tổ chức các tuyến phố đi bộ trong khu vực trung tâm TP.HCM”

 

Qua nghiên cứu đề án “Tổ chức các tuyến phố đi bộ trong khu vực trung tâm TP.HCM” đính kèm theo Thư mời số 856/GM-HĐTV GTĐT ngày 07/12/2020 của Sở GTVT và qua trình bày báo cáo của TS Tuấn – chủ nhiệm đề tài, chúng tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau:

A. Về mặt tổng thể, có lẽ đề án thiếu sót phần phát triển dịch vụ và du lịch như TS Nam & TS Hòa đóng góp, vì bản chất của phố đi bộ bao giờ cũng bao gồm 2 phần chinh yếu: GTVT phục vụ cho phố đi bộ như tính kết nối, sự thuận lợi, an toàn dành cho người đi bộ, nhằm đạt hiệu quả về các mặt: giảm thiểu TNGT, giảm ùn tắc giao thông, giảm tiếng ồn, khí xả… và phần phát triển dịch vụ – du lịch. Chắc là do khi duyệt đề cương chưa làm rõ?

B. Tuy nhiên, xét về mặt GTVT phục vụ cho các tuyến phố đi bộ theo đề án này, thì chúng tôi đánh giá cao công sức đóng góp của TS Vũ Anh Tuấn và các cộng sự vì:

  1. Bối cảnh và tính cấp thiết của đề án:
  • Phố đi bộ đã có từ lâu trên thế giới, nó đã góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế – xã hội và đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch ở địa phương đó;
  • Thực tế hiện nay, một số các thành phố đô thị trong cả nước đều đã có phố đi bộ. Riêng ở TP.HCM ta, từ năm 2015 đã có phố đi bộ Nguyễn Huệ; năm 2017 đã có thêm phố đi bộ Bùi Viện và cho đến nay các phố này đều đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cư dân thành phố và từng bước phát huy hiệu quả;
  • Do đó, nay cần có một nghiên cứu tổng thể, nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững, là một yêu cầu bức thiết, phù hợp với qui hoạch chung, tầm nhìn đến 2030.
  1. Phạm vi nghiên cứu:

Chọn khu vực Trung tâm thành phố, thuộc khu vực 221 ha, là phù hợp với QĐ 558/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

  1. Điểm nổi bật của đề án nghiên cứu:
  • Nghiên cứu đưa ra 3 phương án lộ trình và có so sánh giữa các phương án để chọn lựa phương án 2 là phù hợp nhất;
  • Đồng thời có đánh giá tác động giao thông, tác động môi trường, tác động kinh tế – xã hội là hợp lý; trong đó, chúng tôi đánh giá cao các giải pháp kết nối giao thông – vận tải như:
  • Cho xe buýt 4 tuyến du lịch lưu thông vào khu vực đi bộ (thứ bảy và Chủ nhật);
  • Hoạch định các bãi đỗ taxi ở các đầu mối ra vào khu vực đi bộ;
  • Tăng cường các bãi đậu xe cho cả xe ô tô và xe 2 bánh, xe đạp công cộng… là vấn đế sống còn của tuyến phố đi bộ, đặc biệt là giải quyết nhu cầu đậu, đỗ xe miễn phí hoặc cho phép di chuyển về nhà với tốc độ < 10km/g của cư dân trong khu vực bị hạn chế chỉ dành cho người đi bộ…
  • Chấp thuận cho đỗ xe trên lòng đường như ở Lyon – Pháp, Cao Hùng – Đài Loan; sử dụng chính sách giá – đậu xe theo giờ… nhằm giải quyết bài toán thiếu chỗ đậu xe ở khu vực trung tâm…
  • Đề án cũng quan tâm đến tăng cường mảng xanh, cải tạo các nút giao thông, thiết kế lại vỉa hè dành cho người đi bộ; trong đó, có lưu tâm đến sự tiện lợi cho người khuyết tật, người cao tuổi là một điểm nhấn cần hoan nghênh.
  1. Kết quả của đề án nghiên cứu đã trả lời đươc các câu hỏi cơ bản mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập là: “Tổ chức phố đi bộ trên tuyến phố nào? Khi nào thực hiện được? và thực hiện theo hình thức tổ chức nào? Với khoản kinh phí khoảng bao nhiêu?” là những nội dung mà chính quyền thành phố luôn quan tâm.

Tuy nhiên, để đề án hoàn chỉnh hơn, chúng tôi đề nghị cần bổ sung các phụ lục liên quan đến việc điều chỉnh các tuyến xe buýt hiện nay lưu thông qua khu vực (nhưng sau này không được lưu thông vào khu vực đi bộ) để Trung tâm QLĐH GTCC hoặc các DN/HTX vận tải đang có tuyến tham gia cụ thể hơn, nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho cư dân đi lại./.

Lê Trung Tính,

Thành viên Hội dồng Tư vấn GTĐT (10/12/2020)

Tính Trung

Author Since:  20 Tháng Năm, 2019

Leave a Reply