Phần 2.2 – Bình Định, quê hương tôi hay Quy Nhơn, lần trở lại (6-10/6/2020)- Những nơi đã qua và dấu ấn ở lại


BÌNH ĐỊNH, QUÊ HƯƠNG TÔI

HAY QUI NHƠN, LẦN TRỞ LẠI

(6 – 10/6/2020)

Quy Nhơn, thủ phủ tỉnh Bình Định,

Đến QN lúc 12g30, sau khi dùng cơm trưa ở Quán Hàng Châu khá hấp dẫn, Đoàn chúng tôi đã có mặt và trú ngụ tại KS Quy Nhơn, nơi có view nhìn ra biển QN tuyệt thơ mộng! theo sử liệu, địa danh Quy Nhơn có từ khi chúa Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn,vào năm 1602.Tên gọi Quy Nhơn có ý nghĩa: “mong muốn quy tụ về đây những con người hiền tài, nhân nghĩa”!

 

GTVT đến thành phố biển Quy nhơn,

GTVT đến với Quy Nhơn khá thuận tiện.Nằm cách thủ đô Hà Nội 1.070 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A, từ 2 đầu đất nước hàng ngày đều có rất nhiều các tuyến xe chất lượng cao đi Quy Nhơn, Bình Định. Ngoài các tuyến xe trực tiếp đến địa phương này, các tuyến xe đường dài Bắc – Nam đều cũng sẽ đi qua địa phương này (Tháp Bánh Ít ở sít cầu Bà Gi/Vào nam ra Bắc ai cũng đi đường này)

Để đến với Quy Nhơn bằng đường sắt, các bạn có 2 lựa chọn về ga đến là ga Diêu Trìga Quy Nhơn.Ga Diêu Trì là điểm xuống tàu của các tuyến tàu Thống Nhất, ga cách trung tâm thành phố khoảng 15 km (về phía Tây Nam).Ga Quy Nhơn là một nhánh của tuyến đường sắt Bắc Nam, bắt đầu từ chính ga Diêu Trì.Các chuyến tàu dừng ở ga Quy Nhơn là SQN (Sài Gòn – Quy Nhơn), QV (Quy Nhơn – Vinh), QN (Quy Nhơn – Nha Trang) và ĐQ (Quy Nhơn – Đà Nẵng).

Cảng hàng không Phù Cát (thời chiến tranh là sân bay phản lực, mới đây đã được nâng cấp lên thành Cảng Quốc tế; Sân bay này được xây năm 1966, lúc đó có tên gọi là Sân bay Gò Quánh, làm căn cứ không quân của Không lực Việt Nam Cộng hoà. Sau năm 1975, sân bay này được bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam trực tiếp quản lý và đến tháng 9 năm 1984 thì chuyển thành sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự thay thế cho sân bay Quy Nhơn ở nội thành Quy Nhơn.

Sân bay Phù Cát nằm bên cạnh Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, thị trấn Gò Găng và thị xã An Nhơn. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía tây bắc, cách trung tâm thị xã An Nhơn khoảng 10km về phía Bắc, trung tâm thị trấn Phú Phonghuyện Tây Sơn khoảng 20km về phía Đông Bắc và cách trung tâm phường Bồng Sơnthị xã Hoài Nhơn 65km về phía Nam, đó là những địa phương có kinh tế phát triển và sở hữu những địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định. Tháng 1/2020 đã mở các chuyến bay quốc tế đầu tiên tại sân bay Phù Cát khởi hành từ Cheongju(Hàn Quốc) và ngược lại do hãng hàng không Bamboo Airways khai thác) cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 30 km, hàng ngày từ đây đều có các chuyến bay đi và đến từ Hà Nội và Sài Gòn của tất cả các hãng. 

Sau khi nghỉ dưỡng khoảng 2 tiếng, lúc 16 giờ cùng ngày cả đoàn chúng tôi bắt đầu tham quan nội thị Quy nhơn và điểm đầu tiên chính là:

 

Mộ Hàn Mạc Tử,

Hàn Mặc Tử là một thi sĩ trẻ của làng thơ mới Việt Nam, đã trở thành một bệnh nhân của làng phong Qui Hòa từ tháng 9/1940, đến 11/1940 thì qua đời trong bệnh tật!

Căn phòng nơi Hàn trút hơi thở cuối cùng, nay trở thành nhà lưu niệm, vẫn giữ nguyên những đồ đạc đơn sơ ngày đó: chiếc giường cá nhân, chiếc ghế cùng vài vật dụng thông thường.

Ông được chôn trong nghĩa địa của làng dưới chân núi Trứng. Theo lời kể của những người chứng kiến thời đó, mộ của ông cũng không có gì đặc biệt so với các bệnh nhân khác: một nấm đất nhỏ như kích cỡ của hàng trăm ngôi mộ khác, xếp theo dãy thứ tự, nằm lặng lẽ trong muôn vàn cái chết lặng lẽ của người mắc bệnh cùi – vốn không có gia đình, hay nhiều bè bạn khi cuối đời! Suốt 19 năm Hàn nằm lại trong nghĩa địa làng phong – chỉ là ngôi mộ rất dơn sơ!

Theo lời kể của nhiều nhà nghiên cứu về cuộc đời và thơ Hàn, trong thời gian đó, do hoàn cảnh chiến tranh, đường giao thông không thuận lợi và điều kiện khó khăn, nên mãi đến ngày 13/01/1959, gia đình và bạn bè mới cải táng (bốc mộ) sang địa điểm mới cho người đã chết. Buổi lễ cải táng cho nhà thơ được tiến hành khá đơn giản: chỉ có hai người chị, hai người em, ba người bạn và một vị linh mục tham dự.

Đến năm 1991, cố nhạc sỹ Trần Thiện Thanh (ca sỹ Nhật Trường) cùng một số nhạc sỹ khác yêu mến tài năng thơ trẻ này đã đóng góp tiền để xây dựng một ngôi mộ – đài tưởng niệm, trên nền mộ cũ của Hàn.Quần thể mộ gồm một khoảng sân, phía chính giữa là đài tưởng niệm có hình tượng một cây bút, cây thánh giá dựng trên cuốn thơ.

Những nét uốn lượn của cuốn sách thơ bệ tượng đài, hình phù điêu bao quanh khu mộ cũng dễ liên tưởng đến hình tượng vầng trăng khi khuyết lúc đầy, vốn luôn thấp thoáng ẩn hiện trong thơ Hàn!

Điều ước cuối cùng chưa thoả,

Từ làng phong Quy Hòa, ngược dốc lên đường quốc lộ sát chân núi, rồi lại xuống dốc sang triền núi bên kia,qua quãng đường dăm cây số sẽ gặp khu mộ Hàn trên Ghềnh Ráng – khu mộ mới!

Theo lời kể của những người thân gia đình Hàn Mặc Tử, khi còn sống, Hàn đã từng tâm sự với bạn bè, muốn khi chết sẽ được chôn trên đèo Son là một địa điểm ở đầu thành phố Quy Nhơn, vì đó là khu vực dựa lưng vào núi,mặt quay ra biển. Nhớ lời Hàn năm xưa, sau khi bốc mộ, người thân của Hàn cũng muốn thực hiện ý muốn của người đã khuất,nhưng khi đó đèo Son là khu vực cấm nên mọi người đã chọn Ghềnh Ráng là khu vực cũng hội đủ những yếu tố như Hàn đã từng ao ước.

Từ Ghềnh Ráng, để lên đến mộ Hàn, du khách leo qua chừng hơn trăm bậc thang đá, giữa hai hàng cây song song chụm đầu vào nhau rì rào bốn mùa đón gió biển.Mộ Hàn nằm dựa lưng vào núi, nhìn bao quát cả dải bờ biển Quy Nhơn chạy dài trước mặt, hút trọn tầm mắt một phần thành phố Quy Nhơn.Dưới chân khu mộ, qua một vực đá thoai thoải với muôn vàn tảng đá nhiều hình thù xếp lớp, là sóng biển bốn mùa vỗ bờ!

Mộ rộng chừng dăm thước vuông, ốp đá đơn sơ, xung quanh tàn cây mát rượi.Dòng chữ lớn RIP (Rest in peace – Dịch nôm na: An nghỉ ngàn thu) màu trắng nổi bật trên nền đá ốp hồng.Phía trên đầu mộ là tượng Đức Mẹ Maria hiền từ nhìn xuống.Mộ chí không ghi tên ông là nhà thơ nổi tiếng mà chỉ ghi khiêm nhường “Đây an nghỉ trong tay Mẹ Maria: Hàn Mặc Tử, tức Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí”.

 

Chàng thi sỹ dựng lều bên mộ

Nhiều người dân ở Quy Nhơn nói rằng: “Hàn Mặc Tử sau khi chết hơn 60 năm vẫn không cô đơn”. Ai đó có thể không tin, nhưng nếu đã từng đến thăm mộ Hàn một lần, và gặp chàng thi sỹ bỏ nhà để lên dựng lều cạnh mộ Hàn, chỉ để thỏa ước muốn ngày đêm ngâm thơ Hàn, sưu tầm những tư liệu về Hàn Mặc Tử, thì sẽ tin câu chuyện “Hàn không cô đơn sau khi chết” là có thật. Chàng thi sỹ đó là Trương Vũ Kha, hay còn gọi là Dzũ Kha, là “Bút lửa giữ thơ Hàn”. Vì quá yêu thơ Hàn mà người đàn ông trạc tuổi hơn 40, dáng người cao dong dỏng, có mái tóc dài đầy chất nghệ sỹ, vốn tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật này, đã từ bỏ đô thị để về Ghềnh Ráng chăm sóc mộ Hàn’

Còn bạn Thanh Trắc Nguyễn Văn, khi đến thăm mộ ông đã cảm tác:

 “Bồng bềnh dưới biển trên trăng
Đêm trôi vào cõi vĩnh hằng tìm nhau

Tài hoa vùi lấp mộ sâu
Xót người mệnh bạc dãi dầu cỏ xanh
Đau thương rụng vỡ bên gành
Mộng cầm sắc vỡ tan tành chiêm bao
Xuân như ý bỗng nghẹn trào
Nửa hồn bút mực chìm vào mưa ngâu…

Tìm người, người đã về đâu?
Nửa vành trăng góa buồn đau giữa trời
Sóng leo trồi sụt chân đồi
Ném lòng vào đá vọng lời tháng năm
Câu thơ lệ ứ ướt đầm
Nửa lăn xuống biển, nửa nằm trên trăng”

Bãi tắm Hoàng hậu,

Đây là điểm tham quan thứ 2 của Đòan chúng tôi, nó  nằm trong địa phận của Ghềnh Ráng một địa danh tham quan du lịch kì thú của Bình Định, cách mộ HMTvài trăm mét và cách thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về phía Đông Nam.

Bãi Hoàng Hậu được xem là một trong những bãi biển Quy Nhơn đẹp nổi tiếng nhất.So với các bãi biển nổi tiếng khác như Nha Trang, Vũng Tàu hay Phú Quốc thì bãi tắm hoàng hậu có thể vẫn còn khá xa lạ với một vài người. Nhưng đây là bãi tắm tuyệt đẹp và còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của mình.

Truyền thuyết kể lại rằng từ xa xưa nơi đây là nơi hội tụ vui chơi, tụ hội của các nàng tiên.Nên nó có vẻ đẹp tiên cảnh say đắm lòng người.Có người còn kể xa xưa ở đây có một ngôi làng trong đó có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau thắm thiết nhưng luôn bị ngăn cấm bởi gái đình hai bên.Vì qua thương yêu nhau nên hai người đã thề non hẹn biển muốn sống chết bên nhau. Biết không thể ngăn cản hai con của mình. Gia đình cô gái đã giao hẹn với chàng trai phải kiếm đủ 100 tổ yến trong vòng 3 tháng mang về làm quà sính lễ.Vì quá yêu thương cô gái chàng trai đã quyết định ra đi tìm tổ yến.Cô gái thì ở nhà trông ngóng người yêu từng ngày.Đến ngày hẹn mang sính lễ tới nhưng vẫn không thấy chàng trai quay về cô gái khóc lóc rồi vội vã đi tìm người yêu.

Khi chạy đến bãi tắm Hoàng Hậu bỗng sấm chớp nổi lên từ trong vách núi nứt ra một khe hở vì qua mệt mỏi cô đã đi vào đó và dần dần biến mất.Chàng trai sau khi kiếm đủ sính lễ thì mau chóng quay về tìm người yêu.Vì quá mệt mỏi sau những ngày dài chàng trai thiếp đi trên biển, lúc tỉnh lại chàng đã thấy mình được sóng đánh tạt vào bờ biển Hoàng Hậu nơi ghềnh Ráng. Lúc này chàng thấy bóng người yêu thoắt ẩn thoắt hiện trong làn sương mờ.Hai người đã cùng nắm tay nhau và biến mất.Nơi khe núi nứt ra tạo ra một dòng suối người ta gọi nó là Tiên sa, nơi mà thòi Trung học chúng tôi thường đi dã ngoại ỡ kgu vực này: Suối Tiên – Gành Ráng!

Từ đó trở đi núi sông bờ cõi nơi ghềnh Ráng luôn như thoắt ẩn thoắt hiện vẻ đẹp của đôi trai tài gái sắc đó.Vì thế mà bãi tắm biển Hoàng Hậu còn được gọi là bãi tắm tình yêu.

Cũng chính bởi thế nên khi vua Bảo Đại đi du hành, khi đi qua vùng biển này.Thấy cảnh sắc nên thơ trữ tình nên ông đã cho dóng quân tại nơi này để nghỉ mát và thăm thú phong cảnh. Lúc này có vị hoàng hậu Nam Phương – vợ của vua Bảo Đại đi du hành cùng vua đã thấy thích thú và chọn riêng cho mình bãi tắm này. Từ đó trở đi, bãi tắm này có tên là bãi biển hoàng hậu!

Cầu vượt biển Thị Nại,

Đây là điểm tham quan thứ 3 của Đoàn chúng tôi ở QN.Cầu Thị Nại hay Cầu Nhơn Hội nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội  dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội),  gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu.

Công trình xây dựng cầu Thị Nại được khởi công vào ngày 3 tháng 11 năm 2002 và hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2006 . Phần chính của cầu dài 2.477,3 mét, rộng 14,5 mét Cầu gồm 54 nhịp có khẩu độ mỗi nhịp là 120 mét.Tính cả phần hệ thống đường dẫn, cầu dài 6.960 m với 5 cầu ngắn.Cầu chịu xe trọng tải 30 tấn và xe bánh xích trọng tải 80 tấn.

Cầu ứng dụng công nghệ thi công hiện đại, dùng cọc khoan nhồi có đường kính từ 1,2 – 1,5 m, dầm hộp bê tông liên tục, dầm Super T ứng suất trước. 5 nhịp chính thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng đối xứng, bê tông dầm hộp có cáp dự ứng lực trong và ngoài, còn 49 nhịp dẫn sử dụng dầm Super T ứng suất trước.

Còn đầm Thị Nại thì đây là một dịa danh danh bất hư truyền! Thị nại là tên tắt của Thi lị Bi Nại hay còn gọi là Hạc Hải đàm, với hàng nghìn năm lịch sử và những trận thủy chiến bi hùng giũa quân Chiêm – Nguyên, Mông và gần nhất là 7 trận thủy chiến giữa quân Tây Sơn và quân Vua Gia Long mà đáng nhớ nhất có lẽ là trận Võ Tánh – Ngô Tùng Châu tuẫn tiết với thành! được quân Tây Sơn tôn trọng,cho lấy xác về chôn và thờ phượng ở quận Phú Nhuận, TP.HCM!

 

Tháp đôi Qui Nhơn,

Bình Định là quê hương có thủ đô Đồ Bàn của vương quốc Chiêm nên không có gì ngạc nhiên, khi ở đây có đến 13 tháp Chiêm thành lớn, nhỏ khác nhau và có đặc điểm nổi trội là phần lớn còn khá nguyên vẹn! Tháp Đôi ở QN chỉ là một trong 13 tháp ấy!

Đây là điểm thanm quan thứ 4 ở QN. Tháp Đôi là di tích tháp Chăm cổ kính nằm ngay trung tâm TP Quy Nhơn, từ lâu được nhắc đến qua câu ca: “Cầu Đôi liền với Tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng!

Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh, xây dựng vào cuối thế kỷ 12, phản ánh lối kiến trúc độc đáo, khác với nhiều tháp Chăm truyền thống thường thấy!là khu tháp của Chăm Pa gồm có hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau hiện nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là nơi thời học Trung học ở QN học sinh chúng tôi cũng thường lui tới tham quan!

Tháp được các chuyên gia trùng tu lại vào những năm 1990, đã trả lại cho ngôi tháp hình dáng gần như xưa!

Cả hai ngôi tháp nằm trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi và đều quay mặt về hướng nam, tuy có cùng hình dáng và cấu trúc là than hình khối vuông và mái hình tháp mặt cong nhưng ngôi tháp phía bắc cao hơn tháp phía nam

Theo truyền thống các cụm tháp Chăm Pa cổ thường có ba tháp, nhưng hiện tại chỉ có hai tháp,theo các nhà nghiên cứu, ngôi tháp thứ ba chuẩn bị xây dựng thì có nguyên nhân chưa biết được làm cho việc xây dựng tháp thứ ba bị gián đoạn!?

Trong hai ngôi tháp hiện còn của Tháp Đôi, ngôi tháp phía bắc không chỉ cao hơn, lớn hơn mà còn ít bị hư hại hơn, cửa ra vào phía đông tháp bị đổ nát từ lâu, chỉ còn cái khung cửa hình chữ nhật tạo bởi bốn thanh đá lớn là còn lại, cũng ở ngôi tháp này, chúng ta thấy rất rõ nghệ thuật lắp ghép tài tình của những nhà xây dựng tháp, là ơ 4 góc trên cao, những tảng đá điêu khắc to đùng nhưng lại được đặt nhô ra không có điểm tựa và qua hàng trăm năm nay nó vẫn còn nguyên vẹn!

Ngôi tháp phía nam có hình dáng,cấu trúc và trang trí giống như ngôi tháp phía bắc nhưng nhỏ hơn và thấp hơn một chút, toàn bộ phần chân tường của ngôi tháp đã bị đổ nát nặng nề, đến nỗi khó có thể nhận ra hình dáng lúc đầu của cấu trúc này như thế nào, hiện nay cả hai ngôi tháp đều đã mất chóp!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *