Phần 3.1 – Bình Định, quê hương tôi hay Quy Nhơn, lần trở lại (6-10/6/2020)- Ẩm thực đó đây


BÌNH ĐỊNH, QUÊ HƯƠNG TÔI

HAY QUI NHƠN, LẦN TRỞ LẠI

(6 – 10/6/2020)

ẨM THỰC CHUYẾN ĐI

Mắt cá ngừ đại dương,

Phú Yên là một vùng đất được biển cả hết mực ưu ái khi vừa có những khung cảnh tuyệt đẹp, lại thêm phần ẩm thực đặc sắc. Bên cạnh những món như cá ngừ đại dương cuốn cải xanh chấm tương mù tạt, lẩu sứa, thì mắt cá ngừ đại dương là món mà chỉ cần nhắc đến thôi thực khách đã nghĩ ngay đến Phú Yên. 

Tuy là món đặc trưng nhưng mắt cá ngừ đại dương cũng nhiều lần khiến thực khách e ngại với lý do “nhìn to quá trông sợ sợ”.Thế nhưng, một khi đã thử qua món này, bạn chắc chắn sẽ vương vấn hương vị ngay khi rời khỏi Phú Yên. 

Cá ngừ đại dương thường nặng từ 40-50 ký, nên cầu mắt cũng khá to. Đầu bếp thường lấy mắt của cá cho vào một hũ đất nung nhỏ, thêm vào rau củ, gia vị và một số loại thuốc bắc như táo tàu, kỷ tử…Sau đó họ sẽ đặt hũ đất này lên bếp lửa nấu chín. Tùy vào mắt cá ngừ to hay nhỏ mà một hũ có thể đựng một hoặc hai mắt cá ngừ để phục vụ thực khách. 

Khi ăn món này, thực khách sẽ gấp rau thơm thái nhỏ cho vào, trộn lên và dùng.

Điều đặc biệt là mặc dù món ăn được hầm với một số loại thuốc bắc nhưng khi ăn bạn hầu như không cảm được vị thuốc át mùi cá. Khi mắt cá ngừ đại dương đã chín, người dân ở đây sẽ đem nguyên hũ có nắp đậy đặt trên một chiếc đĩa nhỏ ra cho khách. Bên hông đĩa, họ cũng không quên xếp một viên cồn và châm lửa lên để giữ nóng cho món ăn. 

Giữa thời tiết lúc nào cũng mát rượi nhờ gió biển thì việc húp một chút nước dùng, cắn một miếng táo tàu và thưởng thức mắt cá… sẽ khiến bạn cảm nhận rõ văn hóa ẩm thực của người dân địa phương.Bạn nhớ gắp thêm một đũa rau thơm,trong đó có rau tía tô thái nhỏ cho vào ăn kèm thì mới thấy hết được độ ngon của món ăn.Mắt cá ngừ khi ăn hơi bùi bùi, béo béo, nhiều người miền Trung còn cho thêm đậu phộng, bánh tráng vào ăn cùng. 

Mắt của loài cá ngừ được ví như đèn pha của đại dương vì chúng có khả năng nhìn rất xa. Bên cạnh đó, món ăn có giá trị dinh dưỡng cao vì giàu omega3 và DHA, rất tốt cho mắt và trí não.Người kém thị lực hay có các bệnh về mắt nên ăn nhiều mắt cá ngừ đại dương kèm với gan của nó để chữa khỏi bệnh của mình.

Năm 2014, món cá ngừ đại dương của Phú Yên lọt vào top 10 đặc sản hải sản nổi tiếng của Việt Nam do Hội Kỷ lục gia Việt Nam bình chọn!

Đây là món gọi thêm ngoài menu của nhà hàng khách sạn SG –PY nên thật tiếc cho những ai không dùng món đặc sản có 1-0-2 này!

 

Nhà hàng Hàng Châu – Quy Nhơn,

Đây là nhà hàng mà Sở GTVT tỉnh Bình Định thường chiêu đãi chúng tôi khi có dịp đến Bình Định công tác và đây cũng là buổi ăn trưa đầu tiên khi chúng tôi đặt chấn đến đất Quy Nhơn với những món quen thuộc rặt Bình Định như: “Mực hấp chấm nước mắm gừng, rau lang luộc chấm cua đổng, thịt luộc, cà pháo mắm ruột, cá dìa chiên chấm nước mắm xoài,đặc biệt là 2 con cá mú hấp, cuốn bánh tráng mà bạn 6 Lèo kêu bổ sung”!

Nhìn chung, cả đoàn cho rằng một buổi trưa ngon miệng với những món ăn dân dã quê hương!

 

Nhà hàng Hoa Hoa, Tàu nổi một thời!

Đây là một nhà hàng chuyên bán thủy hải sản ở Quy Nhơn, trước đây nó nằm trên một con tàu cũ như là một loại hinh nhà hàng nổi! nay nó vẫn tựa vào con tàu đó nhưng mở rông sang bên trái! Ở đây nổi bật là các món thủy hải sản đều tươi rói, thơm ngon và giá cả phải chăng!

 

Gỏi sứa Quy Nhơn,

Thực ra, món sứa này chúng dùng ngay ở bữa tối tại nhà hàng Hoa Hoa nhưng ở dạng cháo chứ không phải gỏi! và nước chấm rất ngon này chúng tôi hỏi chuyên gia nhà hàng,họ cho biết là một loại nước  lẫu từ các loại:  tôm – cua – ghẹ – thịt nạt!

Sứa có tên danh pháp là Scyphozoa, đây là một lớp nhuyễn thể, thân mềm, sống ở môi trường nước, thuộc giới động vật, Sứa thủy tức có cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển.

Thân của con sứa có hình dạng như một cái túi rỗng, cũng gần giống như một cái ô, phía bên dưới túi là các tua xúc giác.Sứa chuyển động theo nguyên lí của một máy bay phản lực: để tiến về phía trước, nó co mình lại và đẩy về phía sau lượng nước mà nó chứa trong người.Sứa không có não, xương và tim.Chúng thuộc loài động vật không xương sống, có họ hàng với hải quỳ và san hô. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại.Tua miệng một số loài sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da.

Gỏi sứa tai được làm từ “tai sứa”, sau khi được trộn kĩ với các loại gia vị như:  đường, muối, dấm…, các loại rau xanh hay hoa quả như xoài xanh bào sợi và một số loại rau thơm đặc trưng như húng, dăm là có thể dùng ngay. Gỏi sứa tai thì chế biến khá đơn giản nhưng “gỏi sứa chân” thì cần chế biến cầu kì hơn một chút vì cần trộn với thịt gà hay thịt lợn xé nhỏ sau đó cũng trộn với đậu phộng, xoài băm…

 

Rượu bầu đá, Cá sông Côn,

Đó là bữa ăn trưa, sau khi tham quan bảo tàng Quang Trung, do trời nắng gắt nên các lão tướng không còn sức để đi tham quan Suối hầm hô, chỉ cách chừng đó 3 km, về hướng Tây nam và càng không có thì giờ để đi tham quan nhà thờ Bủi Thị Xuân hoặc  lăng Mai Xuân Thưởng!

Đoàn chọn phương án nhàn hạ nhất là đi tìm quán thịt trừng Tây Sơn danh bất hư truyền, nhưng giờ chót do qui định cấm thịt rừng thật sự gắt nên quán này đã nghỉ bán và cuối cùng là chúng tôi phải cố tìm quán chuyên cá Mười Diên – Đồng phó (qua khỏi trạm thu phí và nhà máy đường Bình Định).

Nhìn chung,buổi cơm trưa toàn cá, tuy hơi nhiều xương nhưng đó là những món cá rất ngon: Cá lúi chiên, Cá trắng kho nghệ, cá mương nướng, cá sốc nướng và cá giếc nấu rau răm – ngò gai!

 

Bánh xèo tôm nhảy Gia Vỹ 2,

Bánh xèo tôm nhảy là một đặc sản nổi tiếng của người dân Bình Định.Bánh xèo tôm nhảy có vị ngon và nét độc đáo riêng.Tôm làm bánh xèo phải chọn kỹ,là thứ tôm đánh bắt đêm hôm từ đầm, phải còn tươi – nhảy liên tục! Bột đúc bánh xèo được hoàn toàn xay bằng tay cho nên đúc bột khá giòn.Nước mắm ăn kèm cũng là một phần không thể thiếu làm món ăn ngon hơn!

Ngay từ tên gọi, “bánh xèo tôm nhảy” đã gợi được sự tò mò, hứng thú của thực khách.Món ăn có cái tên như vậy bởi nguyên liệu đặc biệt để tạo nên món bánh xèo hấp dẫn chính là những con tôm đất đỏ au tròn mẩy, mới đánh bắt lên còn nhảy đành đạch.Đến với quán ăn, thực khách sẽ được lắng nghe âm thanh xèo xèo của bột, những con tôm tươi ngon trên bếp lửa, được nhìn người thợ đúc bánh luôn tay đổ bánh vô cùng điêu luyện.Những khuôn bánh xèo chín phủ tròn một lớp tôm đỏ hay những lát bò tái mềm, phủ trên đó là một ít giá, ít hành tây, hành lá thái nhỏ trông vô cùng tuyệt vời.

Bánh xèo tôm nhảy, mực, bò….nổi tiếng ở Qui Nhơn có nhiều như các quán Gia Vỹ, ông Hùng …nhưng tôi vẫn cố tìm quán mới nổi ở 70-72(?) Xuân Diệu: Bánh xèo tôm nhảy, mực bà Tư, vừa gần ks, vùa là nơi có không gian lãng mạn! vửa là nơi cô bạn đồng nghiệp Mai Khoa, nữ thi sĩ của Sở GTVT TP.HCM đã từng đên ăn và đê thơ khen tặng nhưng cuối cùng sao chẳng thấy! thế là cuối cùng chúng tôi đành vào quan Gia Vỹ 2, và đúng như danh bất hư truyền: Quán rất đông khách va ăn rất ngon! Chi tiếc chổ ngồi ăn không ngon:  qúa đông nên nóng nực, khó chịu: Mất ngon!)

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *