TLPV 23 – QHTV – Về xe Vận chuyển học sinh (School Bus)


QHTV – Về xe Vận chuyển học sinh ( School Bus)

Ông Lê Trung Tính, CTHH

Hiệp hội VTOTHK TP.HCM

(17/6/24)

Câu hỏi 1:

Ông đánh giá thế nào về tình hình VCHS thời gian vừa qua, đã để xảy ra những trường hợp đáng tíếc, là bỏ quên HS trên xe, dẫn đến tử vong, gây búc xúc dư luận?

Câu trả lời 1:

Thực ra, trên thực tế, đáp ứng được nhu cầu VCHS ở các TP đô thị luôn là một thách thức của ngành GTVT ở TP đó, vì nhu cầu này lớn, thường xuyên, liên tục và nó chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, nên năng suất sử dụng phương tiện không cao!

Qua theo dõi hoạt động vận chuyển HS một thời gian dài, không những chỉ ở trên địa bàn TP.HCM mà còn trên cả phạm vi cả nước, chúng tôi nhận thấy mặc dù phạm trù này chưa được luật hóa như các nước phát triển!

Hiện ở VN ta hiện nay, phần lớn đây là phong trào tự phát, chưa có qui chuẩn riêng, sử dụng xe cũ từ 9-16 chỗ là phổ biến, tuy nhiên, các trường học và giới cung ứng DVVC HS cũng đã có những cải tiến, đóng góp tích cực cho xã hội là:

  • Chất lượng dịch vụ cung ứng ngày càng cao hơn, phương tiện ngày càng mới hơn,… giúp cho giới cha mẹ HS yên tâm hơn và giúp ngành GTVT, ngành giáo dục thực hiện được chức năng cơ bản của mỗi ngành đồng thời góp phấn rất lớn trong việc chống kẹt xe nội thị…
  • Tuy nhiên, trên thực tế có một số nơi hoặc địa phương, vẫn chưa quan tâm đúng mức công tác này! còn có những chuyến xe thiếu an toàn, thậm chí dẫn đến tử vong, gây bức xúc của dư luận như ở TP Hà Nội vừa qua!!!

 

Câu hỏi 2:

Vậy thì theo ông, trong thời gian tới chúng ta cần những giải pháp gì để công tác này tốt hơn và hạn chế được mức thấp nhất những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra?

 

Câu trả lời 2:

Thực ra, qua tìm hiểu hoạt động vận chuyển HS ở những quốc gia tiên tiên như Hoa Kỳ, chúng tôi nhận thây đất nước họ, cách nay chừng 50 – 70  năm, họ đã có những chuẩn bị rất chu đáo cho nhu cầu này:

  • Mỗi tiểu bang thường có cả một đạo luật riêng cho dịch vụ này như ở bang California họ có Luật An toàn xe buýt trường học (School bus) :
  • Xe có màu sắc riêng (thường là màu vàng);
  • Xe được ưu tiên khi lưu thông trên đường;
  • Xe được thiết kế khác biệt với xe khách thường (Thí dụ như: có cửa thoát hiểm (Emergency Exit) ở giữa xe hoặc cuối xe; kính chắn gió rộng hơn, đầu xe thấp hơn; có hê thống kiểm tra trẻ em – Child check – mate system…)
  • Gần đây họ sử dụng PTTB số, để liên lạc trực tuyến giữa LX và cha mẹ HS; …
  • Mỗi ngày ỡ Mỹ , họ có 480.000 xe, vận chuyển khỏang 2,6 triệu lượt HS trên toàn quốc (bình quân 5,4HS/xe), lực lượng VTHKCC của họ lớn gấp 2.5 lần bất cứ đội xe VTHKCC nào khác) !!!
  • Chính vì thế quay về VN ta , theo tôi trong điều kiện hiện này, ngành giáo dục và ngành GTVT cần phối hợp thưc hiện những bước cải tiến cần thiết như:
  • Về lâu dài, cần nhanh chóng luật hóa lĩnh vực này (chỉ rất tiếc là DT luật đường bộ kỳ này vẫn chưa đưa vào, là một bước lùi đáng tiếc)!!!
  • Trước mắt, ngành GTVT cần chỉ đạo cho cục ĐKiểm nhanh chóng công bố những qui chuẩn tối thiểu cho phương tiện VCHS; ở trường địa phương nên bổ sung vào các hợp đồng vận chuyển những điều kiện ràng buộc giửa LX và đại diên ngành giao dục, đảm bảo có qui định kiêm tra lần cuối cùng trước khi kêt thúc chuyến xe là không còn HS nào sót lại trên xe;
  • Nhanh chóng bổ sung vào giáo trình tập huấn nghiệp vụ cho LX, Người PVTX và hàng năm cần tập huấn nghiệp vụ hoặc phát hành sổ tay hướng dẫn cho đội ngũ lái xe, NVPVTX; cũng như đội ngũ HS sử dụng phương tiện VTHKCC để đi lại!

 

Một số điển hình:

  • Mỹ: Xe đưa đón học sinh có đèn cảnh báo riêng:

Điểm đặc biệt nhất là hệ thống đèn nhấp nháy, thường có hai màu vàng và đỏ. Đèn vàng cho biết xe buýt đang chuẩn bị dừng lại, lưu ý cho các xe lưu thông trên đường phải giảm tốc và chuẩn bị dừng.

Đèn màu đỏ có kèm theo bảng “Stop” (Dừng lại) ra hiệu cho biết xe buýt đã dừng và học sinh đang lên, xuống xe. Các xe xung quanh phải ngưng và đợi cho đến khi đèn đỏ ngừng nhấp nháy. Vượt qua xe buýt khi đèn đỏ nhấp nháy là phạm luật.

  • Canada: An toàn xe buýt trường học là trách nhiệm chung

Chính quyền các địa phương sẽ đảm bảo an toàn trên các tuyến đường. Những đơn vị này cũng chịu trách nhiệm cấp giấy phép cho tài xế xe buýt trường học, đưa ra các quy định vận hành và bảo trì với xe buýt trường học.

  •  Anh: Xe phải chạy theo lộ trình chỉ định

Tại Anh, xe buýt trường học thường được Chính phủ tài trợ và phục vụ miễn phí cho học sinh. Các quy định được thiết kế nghiêm ngặt, đặc biệt với các đơn vị vận tải đứng ra nhận thầu xe buýt học sinh từ nhà nước.

  • Úc: Nơi chờ xe buýt phải thông thoáng

Các điểm đón đều được dành một không gian rộng rãi cho học sinh đứng đợi và thoáng tầm mắt cho tài xế. Trước các điểm đón đều có dấu hiệu cho các xe khác đi trên đường giảm tốc và chú ý trẻ em băng qua đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *