TLPV 34 – Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông


Trả lời PV 34 – 24 –  PV Yến – VOV GT

Thạc sĩ Lê Trung Tính,

CT Hiệp hội VTOTHK TP.HCM.

Câu hỏi 1:

Ông đánh giá thế nào về sự thay đổi vượt bậc của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, kể từ Đại hội 11 tới nay (có nhấn mạnh đến vai trò của Đảng, đứng đầu là vai trò TBT)?

 

Câu trả lời 1:

Thực ra, qua theo dõi một thời gian dài (10 – 15 năm qua) nhà nước ta đã chú trọng đến nhiệm vụ mở rộng & tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vài năm gần đây khi nhà nước chủ trương kích cầu, sau đại dịch Covid 19! Nên nhìn chung đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là lĩnh vực GTCC đã phát triển vượt bậc.

Nêu nhìn lại thì chắc chúng ta đều thấy: Từ chưa có gì! Đến nay cả nước chúng ta dã có gần 2.000 km đường cao tốc và đang từng bước phấn đấu để đạt mục tiêu 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030,  là điều rất đáng mong đợi!

Sở dĩ, đạt được thành quả này là nhờ sự toàn tâm, toàn ý của Đảng và nhà nước ta, trong đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tổ chức đảng và trách nhiệm của người đứng đầu là Tổng bí thư!

 

Câu hỏi 2:

Từ sự phát triển hạ tầng đó, người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi ra sao? Các lĩnh vực kinh tế, xã hội được đánh thức như thế nào?

 

Câu trả lời 2:

Như một hệ luận tất yếu, đi song đôi với sự mở rộng cơ sở hạ tầng là sự phát triển kinh tế – xã hội kèm theo:

  • Hàng hoá lưu thông nhanh chóng, thuận lợi; chi phí vận chuyển rẻ hơn;
  • Hành khách đi lại được thuận lợi, an toàn; đồng thời tiết kiệm được nhiều, cả về thời gian lẫn tiền bạc và nhất là cư dân được phục vụ ngày càng cao hơn: không phải đi ra bến để đón xe mà có thể nói được phục vụ “từ cửa đến cửa”  hoặc văn minh hơn chúng ta còn được phục vụ đi xe chung – đi xe ghép, tức được phục vụ  theo hình  thức “kinh tế chia sẻ” đã và đang có ở nhiều lĩnh vực!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *