Phần 4 – Du Xuân Phú Quý Đảo (15-17/03/2024) – Tiếp theo “Những nơi đã qua và dấu ấn để lại”


Hòn Tranh

Xung quanh Phú Quý là khoảng 10 đảo với kích thước lớn nhỏ khác nhau.Trong số ấy, hòn Tranh là đảo có kích thước lớn nhất. Chúng tôi chỉ cần 10 phút cano là cập bãi tăm Hòn Tranh.

 Sau dó, chúng tôi được HDV đưa qua đồi hang Dương (chừng vài trăm mét) mới đến được các địa điểm tham quan ơ đây, mà phía bên ta trái lả Vũng Phật và cỗng trời!

Phía tay phải là các bãi đá, bãi tắm khác, dành cho các vị thích chụp hình! Có điều  khá vui là khi đi qua Đồi hàng duong, nếu chúng ta dừng mua nước uống thì sẽ được các chủ quán chiêu đãi miễn phí hai loại “ổi sẻ”  và “táo rừng” khá ngon (lấy 3-5 trai cũng được, chỉ tặng và không bán, trừ khi có nhiều!)’

Vẻ đẹp hoang sơ, bình dị của nơi đây là điều đã thu hút du khách. Nếu bạn muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng bình yên, không xô bồ thì hòn Tranh quả thật là nơi dành cho bạn. 

Sở dĩ có tên gọi hòn Tranh là có nguyên do cả đấy.Khu vực này ngày xưa có rất nhiều cỏ tranh.Người dân đảo Phú Quý thường đến đây để lấy cỏ về lợp nhà. Đó là lý do vì sao hòn đảo lại được gọi như thế!

Hòn Tranh Phú Quý sở hữu vẻ đẹp hoang sơ động lòng người.Theo thời gian, hòn đảo này dần nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý.

Với vẻ đẹp hoang sơ của và địa hình bí hiểm, Hòn Tranh đã được vua Gia Long chọn làm nơi lánh nạn khi bị quân Tây Sơn đuổi bắt (Xin xem ý kêt của bài viết này, đoạn Gia Long bôn tẩu)!

Đảo Hòn Tranh không chỉ nổi tiếng bởi nét đẹp thiên nhiên của mình mà còn được biết đến với những nơi thờ của các vị tướng tài giỏi.Miếu Trấn Bắc là nơi thờ Quận công Bùi Huy Ích, một tướng quân giỏi đã hy sinh trong khi bảo vệ Nguyễn Ánh.

Nơi đây còn thờ Vạn thần Nam Hải để thể hiện tín ngưỡng thờ cúng của ngư dân tại đây bao đời nay, được nhiều người đến đây tìm kiếm sự may mắn và an lạc.

Vào những năm 1945, Hòn Tranh đã trở thành nơi tập trung vũ khí cho người dân trên đảo khởi nghĩa giành lại chính quyền.

Tuy nhiên, hiện tại nơi đây trở thành căn cứ bảo vệ chủ quyền biển đảo nên du khách khi đên dây không được sử dụng flycam dễ ghi hình!

Trên đảo Hòn Tranh, bạn còn có thể khám phá Vũng Phật – nơi xuất hiện linh thạch trong câu chuyện tâm linh ở Chùa Linh Quang.

Ở đây còn lưu giữ những dấu tích do núi lửa phun trào, theo các HDV mà đợt mới nhất là vào năm 1923! tạo nên một khung cảnh độc đáo và hấp dẫn cho các du khách thích khám phá.

 

Tại đảo có những vách núi dựng cao sừng sững; Phía dưới chân là các mỏm đá nằm sát nhau; Nước biển tại đây trong vắt thấy cả san hô, những đàn cá tung tăng bơi lội phía dưới.

Ở xa xa là những tàu thuyền đang đánh bắt ngoài khơi.Vẻ đẹp thiên nhiên hòa cùng vẻ đẹp lao động đã tạo ra bức tranh khung cảnh đầy trữ tình, lãng mạn!

Ngoài ra, theo một số HDV, nếu các bạn có thì giờ và điều kiện nên đến thăm Hòn Hải, để tìm hiểu về nơi xuất phát của những con thuyền làm nghề câu cá mập nổi tiếng ở Phú Quý!

Buổi chiều ngày thư hai (16/3/24) sau khi trở về từ Hòn Tranh buổi sáng, Đoàn chúng tôi tranh thủ đi tham quan nốt một số danh thắng thuộc khu vực phía bắc đảo, vì ngày mai là phải trở về cố quân!

 

Đại Môn Mộ Thầy

Dinh mộ thờ thầy thuốc người Hoa có tên là Sài Nại, người có  công lớn cứu chữa người dân từ thuở đảo còn nguyên sơ. Ông là người cùng thời với những nhân vật phản Thanh – phục Minh: Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên ở Biên Hòa và Mạc Cửu ở Hà Tiên nên ông được tôn thờ như vị thần bảo hộ hòn đảo này!

Theo truyền thuyết, thầy Sài Nại là một thương gia người Hoa và có hiểu biết về các loại thuốc để chữa bệnh.Trong một lần sang Việt Nam buôn bán, thuyền của ông bị bão đẩy lên đảo Phú Quý.

 

Ông bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của đảo nên quyết định gắn bó suốt đời. Sau khi mất, ông được nhân dân chôn cất và đắp nên khu dinh mộ vào năm 1665. Người dân đảo đều đến dinh cầu nguyện khi gặp khó khăn hay đi biển được mùa tôm cá. Hàng năm, Lễ cúng Thầy được tổ chức vào ngày 4/4 âm lịch với nhiều nghi thức truyền thống !

Đây là một nơi thờ tự, do nhiều người dân ở đây cũng như du khách đóng góp xây dựng, để tưởng nhớ vị thầy người Trung hoa trôi dạt đến đây và giúp đỡ dân làng an cư lạc nghiệp!

Đại Môn Mộ Thầy là một trong những địa điểm du lịch Phú Quý mang tính chất tâm linh, tôn giáo.

Mộ Thầy không quá lớn nhưng là điểm đến thường xuyên của du khách muốn cầu nguyện vận may tài lộc, sự nghiệp…

Mộ này nằm trên một dốc đá cao, từ đó, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh biển tuyệt đẹp và chụp ảnh “sống ảo”; đặc biêt là không gian phia sau lưng mộ Thầy là cả một không gian rộng mở và phía bên tay phải có hàng chục khu đấu trường La Mã (một loại hình hồ nuôi cá khá hay từ thời đó, nay đươc mênh danh là những đấu truong La mã cổ đại hay Vạn lý trường thành của Trung Quốc)!

Đây là cách nuôi cá khá đặc thù và thú vị! Người dân ghép đá xây bờ tường cao khoanh thành một hồ nuôi hải sản tự nhiên. Điểm đặc biệt là các khe lỗ tròn xếp đều nhau để nước biển tràn vào, nhưng cá tôm không thể thoát ra, thế mới biết đi ngày đàng ta học được một sàng khôn! Nên ngày nay, hình như chinh quyền ở đây đang giữ gìn và tôn tạo để thu hút khach thập phương!

 

Chùa Linh Sơn – Cao Cát

Đỉnh Cao Cát nằm ở phía bắc đảo Phú Quý, là một trong những ngọn núi cao nhất trên đảo, dù cao chỉ 106 m so với mặt nước biển!

Tại đây có những vách đá hình dạng đặc biệt, có rãnh ngang do phong hoá, được ví như đại vực Grand Canyon, Mỹ. Trên đường lên đỉnh Cao Cát bạn có thể ghé thăm chùa Linh Sơn.

Sau khi rời mộ Thầy, chúng tôi tiếp tục đến thăm viếng Linh Sơn tự.

Với lối kiến trúc độc đáo, lại được xây giữa phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, chùa Linh Sơn – đảo Phú Quý không những là địa điểm hành hương, dành cho những tín đồ Phật giáo mà còn là nơi vọng cảnh tuyệt vời cho nhữg ai thích đi xa!

Nếu đến được trên cao, chúng ta sẽ được ngắm bi ển cả mênh mông, núi non hùng vĩ, lại được cảm nhận sự yên ả của nơi chốn thanh tịnh, dành riêng cho những ai đang bị stress!

Chỉ tiếc là bản thân tôi không còn trẻ khỏe để chinh phục những thang bậc này, để có dịp phóng tầm nhìn từ trên cao lộng gió về biển trời mênh mông! nên tôi đành ngậm ngùi ngồi nghỉ mát trước cổng chủa, thư giản cùng với Tuấn, A Trí…chờ ACE trong đoàn còn nhiều năng lượng chinh phục những bậc thang cao cao đầy hấp dẫn đó!!!

Cánh đồng điện gió Phú Quý

Điện gió ngày nay hình như đều có khắp các nơi, vì đây là hướng phát triển mới theo ý nghĩa xanh và sach, thuộc các cuộc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thuộc nền kinh tế tuần hoàn mà ở hội nghị COP 26 Thủ tướng chúng ta đã cam kết với cộng đồng thế giới, qua 3 mốc:

  • Từ năm 2025, đầu tư xe buýt nhất thiết phải là xe xanh va sạch tức xe điện hoặc xe chay CNG;
  • Tư năm 2030, đầu tư xe Taxi nhất thiết cũng phải phương tiện xanh và sạch!
  • Từ năm 2050, cả nước phải từ bỏ các phương tiên sử dụng xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch!

(Theo cá nhâ tôi nghĩ, chăc chỉ đề ra cho có, chư với nguồn lực hiện tai chắc phải gia hạn thêm chừng 10 năm VN ta khó mà thực hiện được! vì về bản chất xe điện chạy thi xanh và sạch thiệt! nhưng sản xuât pin và tiêu hủy pin hình như ô nhiễm chẳng kém!)

Gọi cánh đồng cho nó oai! Chứ thực ra ở đây chỉ có 3 trụ điện! mà khi chúng tôi đến chi còn có 2 trụ hoạt động! nên khi so sánh với điện gió Bặc Liêu thì chúng ta mới thấy ý nghĩa thực sự của cụm từ “cánh đồng” đâu có ý nghĩa gì?!

Tìm hiểu một chút thì Phong điện đảo Phú Quý là nhà máy điện gió được khởi công xây dựng vào ngày 26/11/2010 (tưc cáchđây  đã 14 năm!) tại địa bàn 2 xã Long Hải và Ngũ Phụng, phía bắc đảo Phú Quý.

Nhà máy có công suất 6 MW, bao gồm 3 trụ tuabin, chiều cao của mỗi trụ tháp tuabin là 60 m, gồm 3 cánh quạt, mỗi cánh dài 37m, đường kính quay là 75m.  Đây là dự án phong điện đầu tiên của Việt Nam sử dụng mô hình vận hành hỗn hợp gió – diesel.

Việc đầu tư và đưa vào phát điện nhà máy đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho huyện đảo Phú Quý, giải quyết tình hình thiếu điện sinh hoạt.Trước đây, nguồn điện trên đảo Phú Quý chỉ phát được 16h/ngày (7h30 đến 23h30).

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *