Phần 6 – Du Xuân Phú Quý Đảo (15-17/03/2024) – Ẩm Thực


ẨM THỰC CHUYẾN ĐI

Thực ra, với ba bữa mỗi ngày, công ty Nam Thiên phục vụ cho đoàn chúng tôi như thế là đạt yêu cầu! các bữa sáng thì theo công thức 1 tô /1 ly; bữa trưa thì khá hơn một tí và buổi chiều thì thịnh soạn nhất, vì lúc tối thời gian nghỉ ngơi dài và các ACE trong đoàn thường kết hợp sử dụng chút bia rượu để tìm chút cảm giác lâng lâng, thi vi cho cuộc hành trình (Kỳ này món rượu thuốc bạn Trí đã chuẩn bị đến 3 chai; lúc cao hứng AE còn gọi thêm món đặc sản ở Phú Quý là rượu dứa – tuy kém hơn môt chút về  hương vị và nồng độ cồn một chút nhưng đây cũng lả đặc sản mà chúng ta cần thử và bạn Mầu đã mua mấy bịch về ngâm với hy vọng ông uống bà khen và cô hàng xóm mon men đến gần)!

Buổi cơm trưa ngon nhất, vượt cả buổi tối chính là bữa về ăn ơ Phan Thiết, mà bạn Minh gọi là bù cho đoàn, với những món rât thịnh soan, chỉ tiếc món ngon như thế! nhưng lại thiếu mất lon bia, hay một vài chung rượu:

 “ Sò điệp nướng, mực nhồi chiên, gà nướng, thịt heo quay, cá thu kho tộ, thịt bò xào bông thiên lý, lẫu cá bóp và trái cây tráng miệng”!

Trước khi đến đây, chúng tôi đã nghe phong thanh là, chưa nơi nào ăn uống rẻ như ở Phú Quý và khi đặt chân chân đến chúng ta mới ngộ ra rằng nó thực sự rẻ! Ăn sáng các món như bánh canh, bánh bèo, bún mắm nêm, hoặc hủ tiếu chỉ chừng 5-10-15 20 ngàn là no bụng! thậm chí một chén bánh 2.000 Đ cũng có và ăn cành bụng chắc chỉ 50.000 đ!

Còn các món ăn chơi như bánh kẹo dẻo, kẹo cứng, bánh khoai lang …cũng rẻ như cho! Món bánh xèo thì nhỏ như Bình định quê tôi và có hai loại: loại rẻ nhất chỉ có bột gạo và hành lá: 1 nghìn /1 cái ; còn có tôm thịt thì giá thi cũng rẻ: chỉ 5 -7.000 đ/cái!

Tìm hiểu ra mới biết dân Phú Quý ngày nay gốc Bình Định quê tôi nhiều lắm, cũng như dân đảo Bình Ba – Khánh Hòa, họ chính là những ngư dân Bình Đinh chuyên đánh bắt xa bờ trên biển Đông và trôi dạt khắp nơi!nơi nào an cư thì họ lạc nghiệp!

Chính vì thế cho nên những món ăn ở đây mang âm hưởng của ẩm thực Bình Định là lẽ thường! nhưng đo điều khác biệt lớn mà chúng tôi chưa tìm ra là: BĐ quê tôi ẩm thực mặn! trong khi ở đây ẩm thực ngọt! ngọt còn hơn cái ngọt khẩu vị Nam bộ, không hiêu vì sao!?

Nhân buổi cơm tối cuối cùng ở đảo Phú Quý, nhà hàng sân vườn cạnh ks Thiên Long, các bạn ấy đã chiêu đãi nhiều món ngon như: Gỏi gà, mực một nắng, tôm nướng, cá bò da, ốc bàn tay… cũng nhân món cá bò da nướng giấy bạc, ACE trong bàn chúng tôi đã có tranh luận nhau vể “cá bò da” hay “cá da bò” và “cá bò hòm” giống, khác nhau như thế nào? Bản thân tôi đã dùng các món này nhiều lần, nên xin ghi lại để ACE trong đoàn cùng rõ:  

 

Cá bò hòm

Đây là loại cá rất ngon và tôi đã dùng nó ở biển Kiên Giang, Nha Trang… Cá bò hòm có hình dáng rất ngộ, vuông vức y như cái hòm (hình bên cạnh, nên có tên gọi như thê!), thịt lại nhiều, chắc nịch, màu trắng và thơm ngon nên được ngư dân vùng biển Nha Trang đặt cho biệt danh là “gà nước mặn”!

Để giữ đúng hương vị, cá bò hòm sẽ được bọc giấy bạc, nướng trên than hoa.Vì loài cá này có lớp da khá dày nên thời gian nướng lâu hơn một chút so với các loại cá thông thường!

Sau khi nướng xong, bạn chỉ cần bóc lớp vỏ cá ra, lấy thịt chấm với nước mắm tỏi, ớt! Thịt cá bò hòm không tanh mà béo ngậy, tuy không qua chế biến cầu kì nhưng vẫn đậm đà thơm ngon, hão hạng!

Cá da bò, Cà bò da

Thực ra, theo tôi biết thì Cá da bò hay còn được gọi với tên khác là cá bò hay cá bò da, loài cá này thường sống thành đôi hoặc nhóm từ 5 đến 6 con ở các vùng biển với nhiều rặng san hô hay các bãi đá ngầm dưới độ sâu đến 50m, vì thế rất khó khăn trong việc đánh bắt.

Cá bò da sở hữu thân dài, thon, dẹp với các vảy nhỏ, da nhám, khá dày màu xám nhạt giống như chiếc áo giáp (hình bên). Cá trưởng thành có thể có trọng lượng hơn 1kg. Lớp thịt màu trắng trong, thơm ngon sẽ bên trong là bộ phận ngon và nhiều dinh dưỡng nhất mà các thực khách ưa chuộng.

Cá bò da thường có thân dài, thon và dẹp, lớp vảy nhỏ và phần da nhám dày như áo giáp, cá có màu xám nhạt. Chúng còn có răng dính liền với nhau và thường có đến 6 chiếc ở hàng ngoài hàm trên và 6 hoặc ít hơn ở hàng ngoài hàm dưới.Loài cá này thường có mang mở một khe nhỏ ở bên của bệ ngực.

Tuy nhiên, cũng còn một số đặc sản khác rất nổi tiếng, chính là đặc sản ở đây, nhưng chúng tôi chưa có dịp thưởng thức là:

Cua Mặt Trăng

Đã ra đến đảo thì chắc chắn không thể bỏ qua hải sản.Ngoài những món ngon hải sản thường thấy ở những vùng biển, thì đảo Phú Quý nổi tiếng với cua mặt trăng, một loại cua đặc biệt thơm ngon và chắc thịt và thường xuất hiện vào tuần trăng mọc trong mùa gió nam.

Tuy nhiên, qua trải nghiệm thì một số HDV cho chúng tôi biết là nó có ngoại hình bắt mắt, còn  hương vị của món ăn này không quá đặc sắc, bởi phần vỏ khá dầy, ít gạch…Giá nó chừng 700.000 đ /kg, trong khi cua huỳnh đế đến 1.500.000 đ/kg.

Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức cua huỳnh đế, cá mú bông, cá mú đỏ, tôm, các loại ốc sò ….. được chế biến đơn giản nhưng siêu ngon tại các nhà bè hải sản….

Bò Nóng Phú Quý

Mỗi địa phương có những món đặc trưng ơ nơi đó, mà ngay cái tên gọi cũng lắm hiểu nhầm!

Ở Phú Quý có món bò nóng rất ngon (như hinh ghi bên), một món ăn được làm từ bò tơ chăn thả tự nhiên trên các đồng cỏ, nên thịt nó rất ngọt, mềm và thơm.

Tuy nhiên, từ “Nóng” ở đây không phải là “nóng hổi” vừa thổi – vừa ăn, mà hàm ý chỉ sự tươi rói của thịt bò. Bò nóng Phú Quý được chế biến ra nhiều món ngon như: lẩu bò, bò nướng, cháo bò, nhưng ngon nhất là bò nướng mọi và bò tái chanh!

thành món sống ăn tại chỗ. Giá tour là 250.000 đồng một người, không bao gồm chi phí bữa trưa. Bạn có thể hỏi khách sạn để liên hệ với hướng dẫn viên địa phương và đặt cano.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *